Thước phim đầu tiên trong lịch sử về Nhật thực toàn phần được thực hiện bởi một ảo thuật gia
Nhật thực là một hiện tượng thiên văn đã được con người biết đến từ hàng ngàn năm trước, gắn cho nó đủ những câu chuyện kỳ dị, rồi dấu hiệu của tai ương, thảm họa... Dần dần qua thời gian, sự thật về hiện tượng này cũng được các nhà khoa học giải mã: do Trái đất, Mặt trăng và Mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng thôi.
Được biết đến cả ngàn năm nay, nhưng Nhật thực toàn phần được ghi lại lần đầu tiên là khi nào, bạn có biết không? Đó là thước phim được thực hiện vào năm 1900, bởi một... ảo thuật gia.
Được biết, đoạn phim trên được ghi lại vào ngày 28/5/1900, do Nevil Maskelyne thực hiện và mới được các chuyên gia từ Viện Điện ảnh Anh Quốc (BFI) phục dựng lại với chất lượng tốt hơn.
Maskelyne vốn là một ảo thuật gia, sau đó chuyển sang hoạt động trong lĩnh vực điện ảnh, với vai trò là nhà làm phim. Ông thực hiện đoạn phim này theo yêu cầu của Hiệp hội Thiên văn Hoàng gia Anh (RAS), và hội cho biết đoạn phim cũng là tác phẩm cuối cùng còn sót lại của ông vào ngày nay.
Nhật thực toàn phần.
Đó thực chất là lần thứ 2 Maskelyne tìm cách ghi hình nhật thực toàn phần. Lần đầu tiên diễn ra vào năm 1898, khi Maskelyne tới Ấn Độ để theo dõi và chụp lại hình sự kiện.
Theo các tài liệu ghi nhận, đó là một quá trình hết sức khó khăn. Maskelyne đã phải tự chế tạo một bộ chuyển đổi ống kính thiên văn để lắp vào máy ảnh. Tiếc rằng cuộn phim sau đó đã bị trộm mất, nên phải đến 2 năm sau nhân loại mới có đoạn phim về nhật thực đầu tiên trong lịch sử.
Maskelyne từ một nhà ảo thuật chuyển sang làm phim thực chất hoàn toàn hợp lý trong thời đại Victoria - thời điểm giao thoa của mọi thứ, khi khoa học, ảo thuật và các hiện tượng kỳ bí đang dần có mối liên hệ với nhau. Ông cũng không phải là nhà ảo thuật duy nhất tìm hiểu về làm phim, nhằm ghi lại hình ảnh show trình diễn của mình.
Nevil Maskelyne.
Nhưng cách ông làm việc thì khác. Dù là một chuyên gia về ảo thuật và ảo ảnh thị giác, ông có một niềm tin vững chắc vào khoa học, luôn tìm cách giải thích mọi hiện tượng khó hiểu. Ông làm việc với một tổ chức được khoa học công nhận, để tập trung ghi hình các hiện tượng thiên văn thôi.
"Điện ảnh là một thứ ma thuật kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học" - Bryony Dixon, một người lưu giữ của BFI chia sẻ.
"Maskelyne muốn một phương pháp mới lạ để trình diễn ảo thuật, và ông chọn cách ghi lại những hiện tượng tự nhiên ấn tượng nhất".
Theo các tài liệu của RAS, Maskelyne luôn cho mình là một nhà khoa học khám phá. Ông rất hứng thú với việc ứng dụng ảo ảnh thị giác, tìm hiểu về linh hồn và rất nhiều hiện tượng kỳ lạ khác. Đặc biệt, ông gần như phát cuồng về thiên văn học, và đó là lý do ông tìm đến RAS.
Hiệp hội khi đó nhận ra việc lưu lại hình ảnh của các hiện tượng thiên văn là điều rất quan trọng, nên từ năm 1887 đã lập ra một hội đồng chuyên thu thập chúng. Đoạn phim của Maskelyne là một phần trong bộ sưu tập này.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Bản đồ trái đất và các hành tinh
Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng. Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các thô

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

10 câu đố vui về vũ trụ
Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
