Thước phim hiếm về bút biển ở độ sâu 3.000 m

Phương tiện vận hành từ xa (ROV) ghi hình bút biển - sinh vật kỳ lạ với thân dài 2 m và các xúc tu dài hơn 40 cm.

Nhóm chuyên gia trên tàu nghiên cứu Nautilus của tổ chức phi lợi nhuận Ocean Exploration Trust sử dụng phương tiện vận hành từ xa (ROV) để quan sát một khu vực núi ngầm chưa được khám phá gần đảo san hô Johnston, hòn đảo xa xôi ở phía tây Hawaii.

Trong chuyến nghiên cứu, ROV bất ngờ ghi hình được một sinh vật nhiều khả năng là bút biển Solumbellula monocephalus ở độ sâu 2.994 m, thậm chí quay cận cảnh các xúc tu bắt mồi của nó. Đây là lần đầu tiên loài động vật này được phát hiện ở Thái Bình Dương. Nhóm chuyên gia công bố video về sinh vật kỳ lạ hôm 14/7.

Bút biển Solumbellula monocephalus thường được tìm thấy ở Đại Tây Dương và Ấn Độ Dương. Tàu Nautilus đã bắt gặp chúng hai lần trong quá trình nghiên cứu dưới biển. Bút biển thuộc ngành Sứa lông châm (Cnidaria) hay còn gọi là Thích ty bào - nhóm động vật sống dưới nước bao gồm san hô, sứa và nhiều sinh vật khác.

Bút biển gần đảo san hô Johnston có thân dài 2 m với các xúc tu dài hơn 40 cm. "Việc phân tích thêm thước phim và mẫu vật này sẽ giúp các chuyên gia xác định xem đây là bút biển Solumbellula monocephalus đầu tiên ở Thái Bình Dương hay một loài mới trong vùng biển này", nhóm nghiên cứu trên tàu Nautilus cho biết.

Chuyến thám hiểm tại đảo san hô Johnston diễn ra từ ngày 20/6 - 13/7, tập trung vào nghiên cứu sự đa dạng sinh học trong vùng. Tổ chức Ocean Exploration Trust vận hành tàu Nautilus và đã phát trực tuyến nhiều chuyến lặn của ROV. "Sự mở rộng phạm vi của Solumbellula ở Thái Bình Dương nhắc nhở chúng ta rằng những chuyến khám phá đại dương quan trọng ra sao đối với việc tìm hiểu sự đa dạng của Trái Đất", nhóm nghiên cứu chia sẻ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
55.000 cá voi trắng di cư tới vịnh biển Canada

55.000 cá voi trắng di cư tới vịnh biển Canada

Hình ảnh hàng chục nghìn con cá voi trắng bơi trên vùng biển Bắc Cực được tàu nghiên cứu Delphi chia sẻ ngày 15/7 với thông điệp bảo vệ hệ sinh thái và băng biển.

Đăng ngày: 16/07/2022
So sánh lực cắn của cá mập hổ và cá mập đầu búa

So sánh lực cắn của cá mập hổ và cá mập đầu búa

Nhiếp ảnh gia dưới nước Brocq Maxey lần đầu tiên đo được lực cắn của hai loài cá mập khổng lồ trong điều kiện tự nhiên.

Đăng ngày: 14/07/2022
Bãi biển độc đáo ở Trung Quốc: Bình thường trong xanh nhưng đến mùa thu chuyển màu đỏ sặc sỡ đẹp mê hồn

Bãi biển độc đáo ở Trung Quốc: Bình thường trong xanh nhưng đến mùa thu chuyển màu đỏ sặc sỡ đẹp mê hồn

Trên thực tế, màu đỏ rực của bãi biển này không phải do cát hay phù sa như nhiều người tưởng.

Đăng ngày: 14/07/2022
Lần đầu tiên chụp được

Lần đầu tiên chụp được "Dải Ngân Hà" trên biển

Trong hàng thế kỷ, người đi biển đã kể lại những lần bắt gặp vùng biển phát sáng như Dải Ngân Hà nhưng phải tới gần đây, hiện tượng bí ẩn này mới lọt vào ống kính, theo Guardian.

Đăng ngày: 13/07/2022
Ghi hình được loài cá xương lớn nhất dưới độ sâu hơn 2.000m

Ghi hình được loài cá xương lớn nhất dưới độ sâu hơn 2.000m

Các nhà khoa học Nhật Bản công bố phát hiện một con cá đầu trơn khổng lồ dài hơn 2,5 m dưới đáy biển sâu ngoài khơi tỉnh Shizuoka.

Đăng ngày: 12/07/2022
Hình ảnh hiếm thấy: Mực mẹ ôm ổ trứng ở độ sâu gần 1.400m

Hình ảnh hiếm thấy: Mực mẹ ôm ổ trứng ở độ sâu gần 1.400m

Viện nghiên cứu thủy cung vịnh Monterey (MBARI) ghi hình một con mực mẹ đang trông coi ổ trứng ngoài khơi California bằng phương tiện điều khiển từ xa.

Đăng ngày: 11/07/2022
Cá voi lưng gù biết

Cá voi lưng gù biết "học" các bài hát phức tạp từ các vùng khác nhau

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Queensland (Úc) tin rằng cá voi có khả năng học các bài hát phức tạp từ các vùng khác nhau.

Đăng ngày: 10/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News