Thước phim hiếm về cá "quỷ biển" đi bộ dưới đáy đại dương

Các nhà nghiên cứu công bố thước phim hiếm về cá ngỗng, hay cá "quỷ biển", với vẻ ngoài kỳ lạ đang đi bộ bằng vây dưới đáy đại dương.


Cá "quỷ biển" đi bộ dưới đáy đại dương. (Video: Live Science)

Thước phim mới được ghi hình ở độ sâu 373m dưới vùng biển thuộc quần đảo Galapagos, cho thấy cá quỷ biển sử dụng vây bụng và vây ngực có khớp nối để đi từng bước vững chắc trên rạn san hô, Live Science hôm 1/11 đưa tin. Các chuyên gia thu được thước phim này trong chuyến thám hiểm do Viện Đại dương Schmidt, công viên quốc gia Galápagos và Quỹ Charles Darwin phối hợp tổ chức hồi tháng 10 nhằm lập bản đồ các rạn san hô dọc của Galapagos.

Sinh vật kỳ lạ trong video là cá ngỗng, hay cá "quỷ biển", thuộc họ Lophiidae trong bộ Cá vây chân (Lophiiformes), nhưng chưa rõ chính xác loài. Cá ngỗng có thể sống ở độ sâu lên tới 900m. Chúng có đầu rất lớn so với cơ thể ngắn và thon, thường màu nâu đỏ lốm đốm và phủ đầy lông cứng.


Ngư dân gọi cá ngỗng là "quỷ biển" do vẻ ngoài quái dị.

Vây cá ngỗng có các khớp, có thể xoay và sử dụng như bàn chân. Chiếc miệng rộng giúp chúng nuốt những con mồi lớn bằng chính chúng. Ngư dân gọi cá ngỗng là "quỷ biển" do vẻ ngoài quái dị. Chúng có thể dài tới 1,4m và nặng khoảng 22kg.

Cá ngỗng có những "dụng cụ" nhử mồi đặc trưng phía trên đầu nhằm dụ con mồi tới gần. Chúng sẽ nằm chờ và khi con mồi đến, chúng sẽ lao nhanh về phía trước, dùng toàn bộ năng lượng dự trữ để bắt lấy. Chúng chủ yếu ăn cá, nhưng cũng có động vật giáp xác như tôm hùm. Răng cá ngỗng ngả về phía sau miệng, cản trở con mồi trốn thoát.

"Một điều thực sự nổi bật ở cá ngỗng là cơ thể được tối ưu hóa để trở nên cực kỳ phù hợp với lối sống tiêu thụ ít năng lượng", Jethro Reading, chuyên gia về cá biển sâu từ Đại học Southampton, cho biết. Ông nói thêm, chúng không lãng phí năng lượng để chạy trốn khỏi kẻ săn mồi mà thay vào đó sẽ ẩn nấp dưới đáy biển.

Khả năng đi bộ dưới nước của chúng là một cách khác để tiết kiệm năng lượng. "Trong video, việc sử dụng dáng đi vụng về, thiếu trang nhã ngay cả khi bị phương tiện vận hành từ xa (ROV) quấy nhiễu cho thấy chúng tiêu thụ ít năng lượng đến mức nào. Cấu tạo của chúng dành cho những pha hành động bùng nổ chớp nhoáng", Reading cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới

Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc

Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Đăng ngày: 22/06/2025
Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi

Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Đăng ngày: 22/06/2025
Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn

Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Đăng ngày: 22/06/2025
Sự thật đằng sau việc cho cá voi trắng ăn đá viên là gì?

Sự thật đằng sau việc cho cá voi trắng ăn đá viên là gì?

Trong mùa hè thiêu đốt này, có lẽ bạn đang nghĩ ra nhiều cách khác nhau để giải nhiệt. Nhưng bạn có bao giờ thắc mắc tại sao chúng ta thường thấy người ta cho cá voi beluga ăn đá viên không?

Đăng ngày: 21/06/2025
Sự thật đau lòng đằng sau khuyến cáo ngừng ăn tôm hùm Mỹ

Sự thật đau lòng đằng sau khuyến cáo ngừng ăn tôm hùm Mỹ

Nhiều doanh nghiệp tôm phẫn nộ khi cơ quan bảo tồn ở đất nước cờ hoa khuyến cáo người dân ngừng ăn tôm hùm Mỹ, do hoạt động đánh bắt loài này gây nguy hại đến cá voi trơn.

Đăng ngày: 14/06/2025
Dòng đối lưu Đại Tây Dương sắp sụp đổ,

Dòng đối lưu Đại Tây Dương sắp sụp đổ, "quả bom thời tiết" sẽ nổ khắp thế giới?

Biến đổi khí hậu đang làm chậm các dòng đối lưu mang nước ấm từ vùng nhiệt đới lên phía Bắc Đại Tây Dương và sẽ khiến hệ thống này sụp đổ hoàn toàn.

Đăng ngày: 14/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News