Thước phim hiếm về cá voi lưng gù chổng đuôi lên mặt nước

Trong lúc chèo một chiếc thuyền kayak trong suốt, Brodie Moss, một Tiktoker nổi tiếng, đột nhiên trông thấy chiếc đuôi cá voi dựng đứng trên mặt biển trước mặt.


Cá voi lưng gù mẹ lộn ngược trong tư thế thẳng đứng dưới nước. (Video: Brodie Moss).

Moss chia sẻ video ghi lại cảnh cá voi dựng đứng đuôi hôm 13/8 trên kênh YouTube. Trong video, chiếc đuôi nhiều rãnh của cá voi lưng gù (Megaptera novaeangliae) trông như trôi nổi dọc đường chân trời, gần như bất động hoàn toàn, theo Science Alert.

Chèo thuyền lùi lại để giữ khoảng cách với con vật, Moss trông thấy một con cá voi non bơi vòng quanh chiếc đuôi. Anh hướng camera xuống dưới nước và phát hiện cá voi non đang nhẹ nhàng tựa đầu vào ngực con trưởng thành, nhiều khả năng là mẹ nó. Hai con cá voi dường như đang giao tiếp với nhau qua âm thanh giống tiếng hát.

Hành vi dựng đuôi kỳ lạ không chỉ khiến Moss và nhiều người xem kinh ngạc. Giới nghiên cứu đã băn khoăn về hành vi trên suốt nhiều thập kỷ. Do đuôi của cá voi tương tự một cánh buồm khi nhô lên khỏi mặt biển, hành vi này đôi khi còn được gọi là "buồm đuôi". Đó là cảnh tượng rất hiếm gặp, chỉ thỉnh thoảng được chứng kiến bởi người ngắm cá voi lưng gù, cá voi xám, cá voi đầu cong và cá voi trơn.

Thước phim hiếm về cá voi lưng gù chổng đuôi lên mặt nước
Hành vi dựng đuôi kỳ lạ khiến nhiều người xem kinh ngạc.

Moss không tiết lộ địa điểm ghi hình nhưng anh là thành viên của đội YBS Youngbloods chuyên đăng video quay ở vùng ven biển Western Australia giữa Exmouth và Broome. Một công ty ngắm cá voi ở Western Australia từng ghi hình hành vi đặc biệt của cá voi vào năm 2019 và 2020. Một nghiên cứu dài hạn về cá voi từ năm 1989 đến năm 2000 đôi khi bắt gặp hành vi dựng đuôi, mỗi lần kéo dài từ vài giây tới 12 phút. Trong phần lớn trường hợp, các chuyên gia ở Brazil nhận thấy cá voi xoắn đuôi chậm rãi, để chúng có thể quay vòng theo trục dọc.

Hành vi dựng đuôi được ghi nhận ở cá voi đơn độc, cá voi mẹ và cả cá voi mang thai. Khi cá voi mẹ thực hiện hành vi như vậy, con non thường bơi ở xung quanh như trường hợp Moss chứng kiến ở Australia. Một con non ngoài khơi Brazil thậm chí còn bú sữa trong lúc con mẹ dựng đuôi. Năm 2016, drone ngoài khơi Maui ghi hình một chiếc đuôi cá voi lưng gù dựng đứng trên mặt nước trong hơn 10 phút.

Một nhà nghiên cứu cá voi cho rằng hành vi dựng đuôi có thể liên quan tới việc nghỉ ngơi. Tương tự cách cá voi lưng gù ngủ thẳng đứng trong cột nước, một con cá voi mẹ có thể lộn ngược trong tư thế dựng đuôi để nghỉ ngơi đồng thời để mắt tới con non. Đây cũng có thể là một cách giải nhiệt. Bằng cách phơi đuôi trong gió, cá voi máu nóng có thể điều hòa nhiệt độ cơ thể. Đuôi cá voi chứa nhiều mạch máu, có thể dùng để hấp thụ hoặc giải phóng nhiệt từ cơ thể một cách hiệu quả. Tuy nhiên, đó chỉ là giả thuyết mang tính suy đoán. Moss hy vọng thước phim sẽ giúp các nhà khoa học hiểu rõ hành vi hơn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Italy tuyên chiến với cua xanh xâm hại bằng cách ăn thịt

Italy tuyên chiến với cua xanh xâm hại bằng cách ăn thịt

Cua xanh phàm ăn, đe dọa ngành ngư nghiệp Italy, buộc chính phủ trích 3,2 triệu USD từ quỹ khẩn cấp để tìm cách đối phó và kêu gọi biến chúng thành thức ăn.

Đăng ngày: 15/08/2023
Xuất hiện

Xuất hiện "quái ngư" răng giống người, mình như hóa thạch sống

Một loài " quái ngư" chưa từng biết vừa lộ diện ở vùng nước sâu phía Đông Bắc nước Úc, gây ngỡ ngàng bởi những chiếc răng hàm "sát thủ" giống người một cách kỳ lạ.

Đăng ngày: 13/08/2023
Chức năng của những đốm trắng phía trên mắt của cá voi sát thủ là gì?

Chức năng của những đốm trắng phía trên mắt của cá voi sát thủ là gì?

Cá voi sát thủ có thể đạt chiều dài cơ thể tới 9,45 mét, nhưng đôi mắt của nó lại nhỏ đến mức chúng ta thậm chí có thể nghĩ rằng nó không có mắt nếu không nhìn cận cảnh.

Đăng ngày: 11/08/2023
Loài thú nào lặn sâu nhất hành tinh?

Loài thú nào lặn sâu nhất hành tinh?

Cá voi mõm khoằm Cuvier có thể lặn sâu tới gần 3.000 m trong điều kiện thiếu oxy, gấp khoảng 32 lần chiều cao của Tượng Nữ thần Tự do.

Đăng ngày: 09/08/2023
Nhà khoa học

Nhà khoa học "sơ tán" san hô do nước biển quá nóng

Nước biển nóng kỷ lục ngoài khơi Florida đang khiến các chuyên gia phải đưa san hô từ những vườn ươm dưới biển lên bể chứa mát hơn trên cạn.

Đăng ngày: 03/08/2023
Lợn biển đực 38 tuổi chết vì giao phối với anh trai

Lợn biển đực 38 tuổi chết vì giao phối với anh trai

Kết quả khám nghiệm cho thấy lợn biển Hugh ở Phòng thí nghiệm và Thủy cung Mote Marine, Florida, chết do những vết thương khi giao phối với anh trai.

Đăng ngày: 29/07/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News