Thụy Điển sản xuất bình cứu hỏa nhỏ nhất thế giới

Bình cứu hỏa Maus có thể xử lý nhiều tình huống như đám cháy do dầu mỡ, động cơ, pin lithium, sử dụng công nghệ hóa học.

Thụy Điển sản xuất bình cứu hỏa nhỏ nhất thế giới
Bình cứu hỏa Maus phun khói kali để dập tắt đám cháy. (Ảnh: Maus Safety).

Được sản xuất ở Thụy Điển, bình cứu hỏa Maus chỉ lớn cỡ một chiếc đèn pin với chiều dài 24,5cm và đường kính 5cm. Nó thể đặt ở bất cứ vị trí nào trong 5 nămkhông đòi hỏi bảo dưỡng định kỳ như bình chữa cháy thông thường, New Atlas hôm 18/6 đưa tin. Khi kích hoạt bằng cách kéo dây rút và ấn một nút nhỏ, bình phun ra luồng khói kali lạnh không độc dài gần 3 m trong 9 giây. Ion kali trong khói bay về phía trước và liên kết với oxy, hydro và các gốc hydroxide trong không khí, làm gián đoạn phản ứng hóa học cần thiết cho quá trình đốt cháy, dập tắt hầu hết đám cháy ở giai đoạn đầu. Do luồng khói kéo dài, ngọn lửa sẽ không bao giờ bốc lên lần nữa.

Sau khi an toàn, người sử dụng chỉ cần mở cửa để gió thổi bay khói đi. Trong khi bình cứu hỏa dạng bọt hoặc bột có thể để lại đống bừa bộn và phá hủy đồ điện tử, khói từ Maus bay đi mà không để lại dấu vết, không gây hư hại cho động cơ hay thiết bị, theo Nicholai Allen, cố vấn đặc biệt của Maus. Nó thực sự hiệu quả với đám cháy do pin lithium trong buồng kín hoặc bán kín.

Khả năng xử lý đám cháy do pin là một lợi thế lớn bởi pin lithium ngày càng phổ biến khi thế giới hướng tới điện khí hóa. Khi đám cháy do pin bốc lên, nhiều thiết bị cứu hỏa truyền thống không có tác dụng. "Pin tự tạo ra oxy khi bốc cháy. Vì vậy, nếu bạn đổ bột vào để chặn nguồn oxy, pin sẽ tạo ra nhiều oxy hơn. Chúng vẫn có thể cháy dưới nước. Nhưng nếu bạn đặt nó trong buồng cùng với bình cứu hỏa Maus, đám cháy sẽ tự động tắt ngóm. Các hạt kali nhẹ hơn không khí sẽ lơ lửng trong không gian đó, ngăn đám cháy bùng trở lại", Allen giải thích.

Khói của bình cứu hỏa Maus không độc hại và có thể hít thở an toàn. Khác với bình cứu hỏa dựa trên CO2, nó không làm phân tử oxy trong khu vực mất đi nên an toàn để sử dụng quanh con người trong không gian kín.

Người sử dụng có thể chọn chế độ điều khiển bằng tay như bình cứu hỏa thông thường và chĩa thẳng vào đám cháy. Họ cũng có thể ném thẳng bình cứu hỏa Maus vào chiếc xe hay căn phòng nhỏ trong bốc cháy để khói nhanh chóng phủ kín không gian và xử lý đám cháy. Ngoài ra, Maus còn thêm tính năng tự động "Stixx". Người sử dụng có thể đặt bình trong khoang động cơ, tủ kệ, trạm sạc pin và nhiều không gian kín khác. Bình sẽ tự kích hoạt nếu nhiệt độ trên 180 độ C và phun khói kali khắp không gian để dập tắt ngọn lửa.

Allen cho biết ông đang thảo luận với một số hãng xe, chủ yếu là xe điện và xe địa hình, để tích hợp bình cứu hỏa Maus như một tùy chọn.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ VAR tại Euro 2024 khác biệt thế nào so với World Cup 2022?

Công nghệ VAR tại Euro 2024 khác biệt thế nào so với World Cup 2022?

VAR tại Euro 2024 được bổ sung AI, giúp theo dõi bất kỳ chuyển động nhỏ nào của bóng và cầu thủ với thời gian xử lý nhanh gấp đôi so với ở World Cup 2022.

Đăng ngày: 20/06/2024
Những kỷ lục thế giới do phụ nữ nắm giữ

Những kỷ lục thế giới do phụ nữ nắm giữ

Trên thế giới đến nay có rất nhiều kỷ lục guinness do phụ nữ nắm giữ mà chưa một nam giới nào vượt qua được.

Đăng ngày: 19/06/2024
Sự thật về

Sự thật về "hố không đáy" có thể hồi sinh động vật chết

Hố sâu hơn 24.000m, tương đương 1/4 quãng đường xuyên qua phần vỏ Trái Đất dày nhất, nhiều khả năng là trò lừa lấy cảm hứng từ giếng mỏ.

Đăng ngày: 19/06/2024
Bất ngờ với tục đàn ông

Bất ngờ với tục đàn ông "ở cữ" tại Trung Quốc

Ở thời Trung Quốc cổ đại, phụ nữ sau khi sinh con thường quay trở lại làm việc ngay trong khi chồng sẽ là người có thời gian ở cữ, " hồi phục sau sinh".

Đăng ngày: 19/06/2024
Cú vụt cầu lông nhanh nhất thế giới có tốc độ lên tới 565km/h, nhanh hơn cả xe công thức 1

Cú vụt cầu lông nhanh nhất thế giới có tốc độ lên tới 565km/h, nhanh hơn cả xe công thức 1

Vận động viên Ấn Độ xô đổ kỷ lục được thiết lập từ tháng 5/2023.

Đăng ngày: 18/06/2024
Đáp án bất ngờ cho thắc mắc: liệu “xì hơi” có khiến không khí xung quanh ô nhiễm

Đáp án bất ngờ cho thắc mắc: liệu “xì hơi” có khiến không khí xung quanh ô nhiễm

Xì hơi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể người, tuy nhiên mùi hương khó chịu của nó không được chào đón ở chốn công cộng.

Đăng ngày: 18/06/2024
Thợ cơ khí Anh chế tạo xe cút kít

Thợ cơ khí Anh chế tạo xe cút kít "siêu tốc", phá kỷ lục thế giới!

Dylan Phillips, một thợ sửa xe đến từ Pembrokeshire, Anh, gần đây đã lập Kỷ lục Guinness mới cho chiếc xe cút kít nhanh nhất thế giới. Chiếc xe do anh chế tạo đạt tốc độ kinh ngạc 84 km/h, bỏ xa kỷ lục trước đó.

Đăng ngày: 18/06/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News