Thủy tinh là vật liệu ngoài hành tinh!

Kính cửa sổ hay ly nước thủy tinh của bạn đều có nguồn gốc từ những ngọn núi chết, thuộc về một siêu tân tinh cổ đại.

Nhóm nghiên cứu do nhà thiên văn Jeonghee Rho, đến từ Viện SETI (California - Mỹ) vừa nắm bắt được dấu vết của silica – hợp chất hóa học tạo nên thủy tinh – trong 2 siêu tân tinh mang tên Cassiopeia A và G54.


Một ngôi sao cổ đại đã chết, hóa thành siêu tân tinh và để lại di vật là thủy tinh cho Trái đất - (ảnh: BBC)l

Họ đã sử dụng những dữ liệu từ kính viễn vọng không gian Spitzer của NASA, nghiên cứu bước sóng ánh sáng mà các siêu tân tinh này phát ra để giải mã thành phần hóa học của vật liệu thiên thể. Sau đó, các dữ liệu từ Đài quan sát vũ trụ Herschel của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã ước tính lượng silica được tạo ra bởi một siêu tân tinh.

Siêu tân tinh vốn là một ngôi sao đang trong giai đoạn bùng nổ lần cuối trước khi lụi tàn. Trong giai đoạn bùng nổ đó, siêu tân tinh giải phóng các vật liệu từng được ngôi sao cất giữ khi còn "sống".

Nhóm khoa học gia đã quay ngược thời gian và kết luận rằng rất hàng triệu năm về trước, một siêu tân tinh cổ đại đã bùng nổ theo cách tương tự, xé toang các ngọn núi cất giấu rất nhiều silica của nó. Silica này hòa lẫn với bụi vũ trụ, bám lên các thiên thể xung quanh nó, phát tán đi khắp nơi bởi các thiên thạch.

Một trong những hành tinh may mắn có được "di vật" silica đó là Trái đất. Nhờ vậy, chúng ta có thủy tinh để sử dụng. Các bước nghiên cứu cho thấy khi còn "sống", siêu tân tinh đó là một ngôi sao khổng lồ màu đỏ.

Ước tính silica chiếm khoảng 60% vỏ Trái đất, được tìm thấy trong vũ trụ và trong các thiên thạch có tuổi đời còn cổ xưa hơn Hệ Mặt trời.

Ngoài ra, vụ nổ khủng khiếp dưới hình dáng một siêu tân tinh có thể hợp nhất một số nguyên tử lại với nhau, tạo ra các nguyên tố nặng như lưu huỳnh, canxi và silicon.

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Monthly Notices of the Royal Astronomical Society.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tổng quan về sao Thủy

Tổng quan về sao Thủy

Sao Thủy hay Thủy Tinh là hành tinh nhỏ nhất và gần Mặt Trời nhất trong tám hành tinh thuộc Hệ Mặt Trời, với chu kỳ quỹ đạo bằng 88 ngày Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tổng quan về sao Thổ

Tổng quan về sao Thổ

Sao Thổ tức Thổ tinh là hành tinh thứ sáu tính theo khoảng cách trung bình từ Mặt Trời và là hành tinh lớn thứ hai về đường kính cũng như khối lượng, sau Sao Mộc trong Hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 04/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News