Thuyền thúng phao an toàn cho người đi biển

Chính ông Nguyễn Xuân An cũng không ngờ khi mình ở tuổi “thất thập cổ lai hi” lại trở thành nhà sáng chế. Hơn nữa, không phải sáng chế trong lĩnh vực địa chất mà ông đã có trên 40 năm cống hiến, lại thuộc một lĩnh vực khác xa là thuỷ sản.

Mọi việc bắt đầu từ cơn bão Chan Chu. Một ngày giữa tháng 5/2006, như lệ thường, sau bữa cơm chiều ông bà ngồi trước máy thu hình. Cơn bão hình thành quá nhanh ngoài biển Đông, sức gió giật đến cấp 12, cấp 13 vừa đổ bộ vào miền Trung, cướp đi sinh mạng của 246 ngư dân, nhiều người là thanh niên câu mực bằng thuyền thúng đã gặp bão, mất tích.

Một thử nghiệm tại biển Đà Nẵng: thuyền thúng phao bị lật úp trở thành phao cứu sinh cho ngư dân bám vào.

Tổn thất là quá lớn! Lúc đó trong đầu ông bỗng hiện lên hình ảnh chiếc thuyền thúng tròn nhỏ nhoi, mong manh câu mực giữa biển mà thuở bé đã có đôi lần ông được theo người lớn ra khơi. Một ý tưởng chợt nẩy ra trong đầu, ông quay sang bà ngồi bên, hỏi: “Này mình, có thể biến chiếc thuyền thúng kia trở thành chiếc phao cứu sinh mỗi khi gặp bão không nhỉ?”. Bà gật đầu tán thưởng, ông An ngồi ngay vào bàn làm việc. 

Đêm đó ông thức trắng, tính toán, hí hoáy hết phác thảo này đến phác thảo khác. Mẫu chiếc thuyền thúng thành phao cứu sinh và công trình “Thuyền thúng phao an toàn cho người đi biển” ra đời nhanh, bất ngờ như vậy!

Điểm mấu chốt trong việc cải hoán này, là ghép thêm một khối vật liệu nhẹ bọt xốp (styro foam) hình vành khuyên vào lòng thuyền và đục một lỗ ở đáy có nút đóng mở được. Nếu là thuyền bình thường khi gặp sóng lớn sẽ bị lật chìm, còn với thuyền cải tiến, người bị nạn mở van nước tràn vào cân bằng trong ngoài, đồng thời khối nhựa xốp trở thành phao làm cho thuyền không thể bị chìm.

Thuyền còn có hệ thống dây chằng xung quanh để người bị nạn dễ bám; giữa họ với thuyền lắp thêm một đai dây an toàn để khi sóng to gió lớn không đánh bật người lìa khỏi phao, và khả năng xấu nhất nếu họ bị tử vong cũng không trôi mất xác.

Ban đầu, ông An dùng ngay mẫu chiếc thuyền nan tre câu mực của ngư dân, thực hiện các cải tiến và được Bộ Thuỷ sản thử nghiệm lần đầu ngay tại Hồ Tây, Hà Nội. Kết quả như mong đợi, thuyền phao tre nan đã có những tính năng mới so với thuyền câu mực truyền thống.

Không dừng lại ở đó, ông nâng cấp vật liệu chế vỏ thuyền là loại composite có độ bền va đập cao. Sau đó ông chuyển địa điểm thử nghiệm vào hẳn thành phố biển Đà Nẵng nơi có những đội thuyền câu mực đại dương. Ông đi về hai nơi như con thoi. Khi đến các cơ quan chức năng tìm sự giúp đỡ, khi xuống phường bàn bạc với ngư dân, rồi đặt nhà sản xuất, chế tạo… Tất nhiên với một người đã nghỉ hưu, một nhà sáng chế tự nguyện như ông, thì mọi chi phí cho công việc đều từ tiền túi bỏ ra và có lẽ việc ông làm thật hợp với câu ngạn ngữ “ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng”. Nhưng ông “vác tù và hàng tổng” với cái tâm trong sáng, không hề có sự đắn đo hơn thiệt. Bà con ngư dân hồ hởi đón nhận phương tiện mới và tận tình truyền kinh nghiệm cho ông, người “ngoại đạo” về đánh bắt hải sản, để ông có điều kiện bổ sung, hoàn chỉnh công trình của mình.

Ông Nguyễn Xuân An tại hội thảo thuyền phao ở Đà Nẵng.

Các mẫu thuyền phao mới mang ký hiệu “AN” lần lượt ra đời: AN-1-TP; AN3 dùng cho lưới cản; AN5 dùng cho câu mực đại dương. Bên cạnh mẫu thuyền thúng phao, sau vụ đắm đò ở Quảng Bình làm nhiều học sinh thiệt mạng, ông còn mở rộng ứng dụng cho thuyền hai mũi và phối hợp với một công ty composite ở Phủ Lý, Hà Nam đã chế thử thành công mẫu thuyền phao hai mũi đầu tiên cung cấp cho vùng Cấm Sơn, Bắc Giang, nơi có bến đò gần một trường học.

Tháng 9/2006, Bộ Thuỷ sản (cũ) thành lập hội đồng khoa học công nghệ xem xét công trình của ông Nguyễn Xuân An. Hội đồng đã nghiệm thu, đánh giá tốt và kiến nghị Cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Trung tâm Khuyến ngư quốc gia cùng tác giả đề tài tổ chức hướng dẫn, chuyển giao cho ngư dân sử dụng thử với số lượng 10 chiếc, sau đó tiếp tục hoàn thiện công trình trước khi đưa vào sử dụng đại trà.

Rồi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ đã cấp bằng sáng chế cải tiến “thuyền - phao cứu sinh” của ông. Năm 2007, công trình đã đoạt được nhiều giải thưởng, bảo đảm thực sự là một tiến bộ khoa học kỹ thuật: Cúp Vàng Techmart Việt Nam; Giải nhất - Giải thưởng sáng tạo kỹ thuật ngành Thuỷ sản; Bằng lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn Lao động VN; Giải khuyến khích Giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam.

Như vậy, mọi việc đều thông đồng bén giọt, những tưởng “đầu đã xuôi”...

Mới đây, tôi đến thăm tác giả công trình tại nhà riêng, thấy một chiếc thuyền thúng phao đường kính tới 3 mét còn đang treo trước sân. Nét mặt chủ nhà không được vui khi tôi hỏi sao chiếc thuyền này lại nằm đây, mà không phải ở một làng chài ven biển? Theo ông Nguyễn Xuân An, sở dĩ công trình đang trong tình trạng “đuôi chưa lọt”, chỉ vì thiếu vốn.

Bộ Thuỷ sản cũ (nay là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), cùng chính quyền sở tại chỉ có thể ứng kinh phí chế thử vài chiếc, khi đã nghiệm thu được rồi, chính các chủ tàu phải bỏ vốn để sắm sửa công cụ mới cho mình. Ách tắc tại đây. Cách làm lâu nay của các chủ tàu là họ tự trang bị một số lượng thuyền nan câu mực nhất định rồi thuê ngư dân đánh bắt, nay một lúc đầu tư mới hàng vài chục triệu đồng thì họ không đủ vốn và họ cũng ngại đầu tư lớn một lúc, khi mỗi lần ra khơi như “đánh bạc”, được mất khôn lường (thuyền phao cải tiến giá thành gấp khoảng hai lần thuyền nan thông thường). Như vậy không thể hoàn toàn trách các chủ tàu được.

Nguyện vọng của ông Nguyễn Xuân An, nếu Nhà nước thấy lợi ích thiết thực, cần nhân rộng, thì nên có chính sách hỗ trợ vốn với lãi suất ưu đãi cho các chủ tàu, để họ tự đổi mới trang bị. Bên cạnh đó, cần quan tâm đầu tư thí điểm mở rộng thêm ở một vài địa phương, để có thể rút được nhiều kinh nghiệm. Ông đã gửi thư cho 16 vị chủ tịch các tỉnh có biển từ Thanh Hoá trở vào, nói rõ sự cần thiết hỗ trợ vốn cho ngư dân và phương hướng triển khai...

Trong quá trình trò chuyện, đến khi sắp phải tiễn khách, hình như ông không muốn nỗi trăn trở của mình “lây” sang tôi, ông bảo, nghề địa chất đã rèn cho ông tinh thần lạc quan, như việc đi tìm mỏ trước hết phải có niềm tin, rồi kiên trì nhẫn nại, còn một tia hy vọng vẫn tìm...

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Cuộc đời dị thường của nhà khoa học Nikola Tesla

Trong lịch sử, chúng ta luôn ghi nhận Thomas Edison là nhà phát minh vĩ đại nhất trừ trước đến giờ tuy nhiên ngay trong thời đại của ông cũng có một nhà phát minh tài năng không kém. Đó chính là Nikola Tesla.

Đăng ngày: 18/02/2025
Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Bí mật động trời về người đàn ông nhiều con nhất thế giới

Sultan Moulay Ismaïl - ông hoàng Morocco nổi tiếng tàn bạo và khát máu, cũng là người đàn ông "mắn đẻ" nhất trong lịch sử thế giới.

Đăng ngày: 18/02/2025
Những thiên tài thuận tay trái

Những thiên tài thuận tay trái

Không ít cô cậu học trò phải khổ sở vì bị bố mẹ và cô giáo bắt tập viết tay phải. Thực ra, có nhiều danh nhân là người thuận tay trái, như hoàng đế Pháp Napoleon, nữ hoàng Victoria, Chủ tịch Cuba Fidel Castro...

Đăng ngày: 13/02/2025
Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê - “ Cha đẻ của khoa học cận đại”

Galilê là nhà khoa học nổi tiếng thời Cổ đại, Ông là người đầu tiên dùng kính viễn vọng quan sát các thiên thể, chứng minh và phát triển thuyết mặt trời là trung tâm vũ trụ của Côpecnich. Suốt đời ông theo đuổi chân lý, hiến th&a

Đăng ngày: 12/02/2025
Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Acsimet - nhà bác học vĩ đại của Hy Lạp cổ

Archimedes của Syracuse là một nhà toán học, nhà vật lý, kỹ sư, nhà phát minh, và một nhà thiên văn học người Hy Lạp. Dù ít chi tiết về cuộc đời ông được biết, ông được coi là một trong những nhà khoa học hàng đầu của thời kỳ cổ đại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Những thiên tài tự học

Những thiên tài tự học "đỉnh" nhất mọi thời đại

Họ đều có điểm chung là không có điều kiện để được học hành đầy đủ nhưng bằng chính sự đam mê, ham học hỏi đã giúp họ thành công và nổi danh.

Đăng ngày: 05/02/2025
Huyền thoại bác học Acsimet

Huyền thoại bác học Acsimet

Nhiều nhà bác học thông thái trong lịch sử đã để lại cho nhân loại những công trình nghiên cứu vô giá, nhưng họ cũng lưu lại cho hậu thế những mẫu chuyện cười ra nước mắt về “tính đãng trí bác học” của bản thân mình.

Đăng ngày: 02/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News