Thuyền tự lái có khả năng kiêm luôn vai trò của những cây cầu
Nhờ in 3D, việc sản xuất các loại chi giả, các bộ phận EV nhỏ nhẹ, và thậm chí cả du hành không gian đều được hưởng lợi từ các sản phẩm giá rẻ.
Tận dụng công nghệ này, một nhóm các nhà nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm Khoa học máy tính và Trí tuệ nhân tạo của MIT (CSAIL) đã tạo ra cả một "hạm đội" thuyền tự lái, mở ra một cái nhìn đầy thú vị vào tương lai của vận tải tự hành.
Thuyền in 3D tự lái.
Không giống như những chiếc thuyền khác có dạng uốn cong, những chiếc thuyền in 3D này có cấu trúc hình chữ nhật - một tính năng thiết kế sáng tạo cho phép nó có thể di chuyển tự do theo cả hai chiều, gắn vào các vật thể khác, và đặc biệt nhất là ghép nhiều thuyền lại với nhau để tạo nên những cây cầu nổi hay các nền tảng phục vụ các sự kiện nhạc nước và chợ thực phẩm di động. Để thực hiện điều này, các nhà nghiên cứu đã in một thân tàu hình chữ nhật và kết nối 16 thân tàu khác nhau thành một chuỗi dài. Chúng rất linh hoạt và chịu lực tốt nhờ 4 động cơ đẩy được bố trí hợp lý và có thể lướt một cách mượt mà trên mặt nước. Mỗi thân tàu có kích thước 4 x 2 mét, được trang bị một bộ nguồn, các pha tần số radio và di động, và một ăng-ten Wi-Fi.
"Hãy tưởng tượng chúng ta có thể chuyển một số dịch vụ cơ sở hạ tầng vốn thường diễn ra vào ban ngày trên đường - như các dịch vụ giao hàng, quản lý rác và chất thải... - sang nửa đêm, trên mặt nước, sử dụng một đội quân thuyền tự hành" - Daniela Rus, giám đốc CSAIL cho biết. Bên cạnh giảm thiểu ùn tắc giao thông, một lợi ích quan trọng của thuyền in 3D là tính tự hành của nó: hoạt động giao thông vận tải vốn yêu cầu sự điều khiển của con người nay có thể tự điều khiển độc lập, mang lại tiềm năng giảm các vụ tai nạn liên quan sông nước.
Những chiếc thuyền in 3D này có cấu trúc hình chữ nhật.
Tất nhiên, vẫn còn nhiều điều phải làm trước khi những chiếc thuyền kia chính thức được đưa vào hoạt động. Nhóm nghiên cứu hiểu rõ sự khác biệt lớn giữa con người và các loại hàng hoá cần vận chuyển. Việc chuyển từ thiết kế 3D sang sản phẩm thật sẽ đòi hỏi quá trình kiểm tra kỹ lưỡng, đặc biệt là khả năng định vị và định hướng. Hiện họ đã thử nghiệm vận chuyển hàng hoá trên quy mô nhỏ, tuy nhiên thử thách lúc này là liệu thuật toán điều khiển những chiếc thuyền 3D kia có còn hoạt động chính xác khi mà kích cỡ của chúng tăng lên hay không?

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.
