Tỉ lệ mắc cúm A/H5N1 năm 2010 tăng bất thường

Số ca mắc cúm A/H5N1 trong những tháng đầu năm 2010 có thể nói là “bất thường” so với những năm trước đó khi chỉ trong 2 tháng đầu năm đã bằng tổng số ca mắc cả năm 2009.

Virus H5N1 có sự thay thế về phân nhóm qua từng năm

Theo các kết quả nghiên cứu của Viện thú y, Cục Thú y, có sự lưu hành của virus H5N1 ở các đàn gia cầm, đặc biệt là ở các đàn gia cầm lành (chủ yếu là thủy cầm). Ngoài ra, việc buôn bán vận chuyển gia cầm (kể cả gia cầm bệnh, ốm, không nguồn gốc xuất xứ) giữa các vùng miền, biên giới cũng là nguyên nhân khiến tỉ lệ mắc cúm ở cả người và gia cầm tăng lên.

Phân tích của PGS.TS Nguyễn Trần Hiển, Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ, cho thấy: bản thân các chủng virus cúm A/H5N1 lưu hành tại Việt Nam đều là những chủng có độc lực cao nhưng tỉ lệ tử vong cũng tương đương như các nước trong khu vực.

Qua phân tích 5 trường hợp tử vong đầu năm nay, các trường hợp này không liên quan với nhau và hầu hết đều nhập viện và điều trị Tamiflu muộn.

Vậy liệu virus H5N1 có sự biến đổi về độc lực, tính lây truyền dẫn tới số ca nhiễm cúm trong 2 tháng đầu năm bằng cả năm 2009? TS Hiển cho biết: “Virus cúm A/H5N1 có chứa gene của các vi rút từ nhiều loài động vật, có tính biến dị nhanh nhưng đến nay, sự biến đổi kháng nguyên là những biến đổi nhỏ, chưa có bằng chứng là nó đã thay đổi độc lực cũng như khả năng lây truyền từ người sang người”.

Ngoài ra, kết quả nghiên cứu các chủng virus cúm A/H5N1 ở người của Viện Vệ sinh dịch tễ TƯ cho thấy có sự thay thế, tương đồng cao với các virus phân lập từ gia cầm trong cùng thời điểm.

Còn theo thông báo mới đây của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong thời gian từ tháng 9/2009 - 2/2010, virus H5N1 đã có sự thay đổi nhỏ về tính di truyền và tính kháng nguyên nhưng chưa đến mức phải nghiên cứu, sản xuất vắc xin mới.

Trong thời gian tới, Viện Vệ sinh Dịch tễ TƯ sẽ tiếp tục hợp tác với Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật Hoa kỳ tiến hành các nghiên cứu như liên quan đến cúm A/H5N1 để tiếp tục giám sát, theo dõi sự biến đổi của virus kịp thời.

Khuyến cáo của Bộ Y tế:

- Thực hiện tốt các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi bằng cách thường xuyên dùng Chloramin B và các chất khử khuẩn mạnh để diệt khuẩn và tẩy uế chuồng trại trong từng hộ gia đình và các khu vực có dịch cúm gia cầm.

- Tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng gia cầm nghi bị bệnh cúm. Đặc biệt, khi có người bị sốt cao có liên quan đến gia cầm bị bệnh phải đến ngay cơ quan y tế vì càng tiếp cận điều trị muộn, nguy cơ viêm phổi nặng dẫn tới tử vong càng cao.

- Hạn chế sự di chuyển gia cầm chưa kiểm dịch giữa các vùng miền, nghiêm túc thực hiện việc tiêm phòng vắc-xin cho gia cầm…

Từ khóa liên quan:

y học

sức khỏe

dịch cúm

cúm a

h5n1

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Tuổi thọ của các tế bào trong cơ thể

Các tế bào trong cơ thể người luôn tự làm mới, thay thế lẫn nhau, với tuổi thọ vài ngày hoặc vài chục năm.

Đăng ngày: 04/04/2025
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật

Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Đăng ngày: 29/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Dấu hiệu và cách chăm sóc bệnh nhân bị thủy đậu

Bệnh thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm, do virus Varicella Zoster gây ra và thường bùng phát thành dịch vào mùa xuân.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News