Tỉ lệ tử vong trên Núi Everest
Một bác sĩ cảnh báo rằng vẫn có người tử nạn trên núi Everest mặc dù đã có nhiều tiến bộ về công nghệ và người ta cũng hiểu nhiều hơn về môi trường khắc nghiệt trên núi.
Tiến sĩ Andrew Sutherland, cố vấn y khoa cho các cuộc thám hiểm đỉnh Everest, cho biết theo các số liệu thống kê không chính thức, đã có 15 người tử vong trong năm 2006.
Theo bản báo cáo của tạp chí Y Khoa Anh Quốc thì trong nhiều năm nay, cứ 10 cuộc chinh phục đỉnh Everest thành công thì lại có một người chết.
Tiến sĩ Sutherland cho rằng điều này là do sự hiểu biết thấp về ảnh hưởng của độ cao so mặt nước biển.
Tính từ khi Edmund Hillary và Sherpa Tenzing Norgay trở thành những người đầu tiên chinh phục đỉnh Everst, đến bây giờ đã là 53 năm.
Tiến sĩ Sutherland cho biết hiện nay người ta đã hiểu biết hơn về việc cần thiết phải thích nghi được khí hậu và sự cần thiết phải có loại thiết bị leo núi dùng để thiết lập các lộ trình cho những người leo núi.
Điều đó có nghĩa là lẽ ra phải có ít người tử nạn hơn nhưng thật ra không phải như vậy.
Trong khi hầu hết nhiều người leo núi chết là do chấn thương và kiệt sức thì cũng có một số lượng lớn người leo núi chết là do các bệnh có liên quan đến độ cao so với mặt biển.
Bệnh phù não do bị chênh lêch độ cao so với mặt nước biển (HACE) và bệnh phù phổi do bị chênh lêch độ cao so với mặt nước biển (HAPE) là 2 dạng bệnh của chứng bệnh có liên quan đến độ cao so với mặt biển, chứng bệnh gây ra sự tích tụ các chất dịch trong não hoặc phổi có thể dẫn đến tử vong.
"Khả năng chịu được độ cao so với mực nước biển"
Tiến sĩ Sutherland, người đã leo dọc sườn núi phía bắc của Đỉnh Everest vào năm nay trong cuộc thám hiểm có tên Everestmax phát biểu rằng, ông đã sốc khi biết được số lượng chứng bệnh có liên quan đến độ cao so với mặt biển và sự thiếu hiểu biết của những người đang nổ lực chinh phục đỉnh Everest về sự nguy hiểm của căn bệnh này .
"Từ cuộc leo núi đó, tôi mới nhận thấy rằng rất nhiều người có nhiều kinh nghiệm leo núi nhưng ở một chừng mực nào đó họ lại khá là thiếu hiểu biết về độ cao so với mực nước biển rất lớn mà họ sắp phải đối mặt."
Tiến sĩ Sutherland cho biết hầu hết mọi người đều tin rằng đa phần các trường hợp tử vong thường xảy đến với với những người leo núi thiếu kinh nghiệm, những người mà sử dụng những khoản tiền rất lớn để leo núi.
Nhưng ông cho rằng những người đó lại có khuynh hướng có những hướng dẫn viên rất kinh nghiệm, điều này có nghĩa là họ sẽ ít gặp những rủi ro hơn người leo núi không có hướng dẫn viên.
Tuy nhiên tiến sĩ Sutherland cũng thêm vào rằng: "theo quan điểm của tôi thì những người leo núi không phải là leo quá khả năng của họ mà là quá khả năng chịu được độ cao so với mực nước biển của họ."
"Nhưng không may là thật khó để có được kinh nghiệm xem thử leo cao hơn trại thứ 3, Camp 3 (tương đương với 8300m) là như thế nào nếu không leo núi Everest."
"Và như thế những người leo núi không bao giờ biết được khả năng chịu được độ cao so với mực nước biển của họ trên 8300m sẽ như thế nào."
"Bạn càng ở lâu trên đó, trong vùng chết (ở độ cao trên 26,000 feet (8,000 m); vùng này được biết đến như là vùng chết), thì nguy cơ bị tử vong càng cao"
"Quyền leo núi"
Tiến sĩ Sutherland cho biết những người leo núi cần kiểm tra rằng họ không leo quá chậm – vì leo quá chậm là một dấu hiệu cho thấy có điều gì đó bất ổn – và nên quay trở về nếu cần thiết.
Tốc độ leo núi chậm nhất trong mức an toàn là khoảng 100m trong một tiếng đến một tiếng rưỡi đồng hồ. Nếu thấy mình leo chậm hơn mức đó, người leo núi tốt hơn hết là nên dừng cuộc chinh phục đỉnh Everest của mình lại.
Nhưng ông nói rằng cái tôi của những người leo núi đã làm cho họ không thường xuyên lắng nghe cơ thể của mình."
"Với quyết tâm chinh phục đỉnh núi, họ đã thường xuyên bỏ ngoài tai lời khuyên này."
Tiến sĩ Charles Clarke, nhà thần kinh học và trưởng ban leo núi nước Anh (BMC) cho biết leo núi có những nguy hiểm vốn có của nó mà những người leo cần phải đề phòng."
"Bất kỳ ai nếu muốn cũng đều có thể leo núi Everest. Chúng tôi tôn trọng quyền đó của mọi người."
"Nhưng không ai có thể nói rằng 'tôi đã không được cảnh báo về những hiểm học y khoa' mà ngược lại họ cần phải ý thức đầy đủ về điều đó".
Everest là đỉnh núi cao nhất trên mặt đất tính đến thời điểm hiện tại, độ cao so với ực nước biển là 8.850m theo số liệu đo được năm 1999, nhưng nó vẫn mọc lên khoảng 2,5cm hàng năm. Đường lên đỉnh của nó là biên giới giới Nepan và Tây Tạng (Trung Quốc).
Mong muốn chinh phục được đỉnh núi cao nhất thế giới đã khuyến khích những người leo núi mạo hiểm.

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết
Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc
Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ
Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà
Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Lịch sử tình dục của loài người
Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?
