Tỉ phú Mỹ hiến kế độc bảo vệ "tương lai nhân loại"

Trong bài phát biểu được chia sẻ trước thềm Hội nghị An ninh Munich hôm 17-2, tỉ phú Soros ủng hộ ý tưởng sử dụng công nghệ địa năng lượng mặt trời để bảo vệ băng Bắc Cực khỏi sự tan chảy. Ông đồng thời kêu gọi đại tu hệ thống tài chính quốc tế để giải quyết những thách thức phía trước.

Tỉ phú Mỹ hiến kế độc bảo vệ tương lai nhân loại
Tỉ phú Mỹ George Soros. (Ảnh: Reuters).

Tỉ phú Soros cảnh báo sự tan chảy của dải băng Greenland "đặt ra mối đe dọa đối với sự tồn tại của nền văn minh nhân loại". Ông nhấn mạnh những nỗ lực hiện tại nhằm kiềm chế nhiệt độ gia tăng đang không đạt được hiệu quả, khiến Trái đất tiến gần hơn điểm tới hạn.

Hoạt động của con người đã làm tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu khoảng 1,2 độ C kể từ thời kỳ tiền công nghiệp. Ở mức phát thải hiện tại, Trái đất đang trên đà nóng lên gần gấp đôi mức giới hạn 1,5 độ C được các quốc gia thống nhất trong Thỏa thuận Paris 2015.

Tỉ phú Soros ủng hộ ý tưởng sử dụng kỹ thuật địa năng lượng mặt trời để giải quyết khủng hoảng khí hậu. Ý tưởng này được đề xuất bởi các nhà khoa học nổi tiếng như David King, cựu cố vấn khoa học trưởng của chính phủ Anh.

Đây được xem là giải pháp cuối cùng để chống lại sự nóng lên toàn cầu vì nó liên quan đến việc thay đổi vật lý bầu khí quyển Trái đất để phản xạ nhiều ánh sáng mặt trời trở lại không gian hơn, tức gia tăng lượng bức xạ mặt trời có thể thoát ra.

Đề xuất của ông King sẽ tạo ra những đám mây trắng để nhân bản hệ số phản xạ của băng ở Bắc Cực – được gọi là "hiệu ứng albedo", ông Soros nói trong bài thuyết trình.

Tỉ phú Soros đồng thời kêu gọi tái định hướng các tổ chức tài chính quốc tế, đặc biệt là Ngân hàng Thế giới, để đảm bảo thế giới có đủ nguồn lực để đối phó với biến đổi khí hậu.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Những dãy núi cổ xưa nhất trên Trái đất

Những dãy núi cổ xưa nhất trên Trái đất

5 dãy núi lâu đời nhất hình cách đây hàng tỷ năm và một số trong đó hiện đóng vai trò như khu dự trữ sinh quyển quan trọng.

Đăng ngày: 17/02/2023
Phát hiện gây ngạc nhiên về sông băng

Phát hiện gây ngạc nhiên về sông băng "ngày tận thế"

Thwaites là một trong những sông băng lớn nhất thế giới, nằm tại phía Tây Nam của đại dương Cực Nam và được coi là sông băng quan trọng nhất đối với sự ổn định của mực nước biển trên toàn cầu.

Đăng ngày: 17/02/2023
Động đất ở New Zealand hình thành như thế nào?

Động đất ở New Zealand hình thành như thế nào?

Các chuyên gia cho rằng trận động đất khiến New Zealand rung chuyển hôm 15/2 do hoạt động của mảng kiến tạo gây ra và không liên quan tới động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ.

Đăng ngày: 17/02/2023
Nhật Bản

Nhật Bản "bỗng dưng" tăng thêm 7.273 hòn đảo

Nhật Bản bỗng dưng tăng thêm gấp đôi, lên tổng số hơn 14.000 hòn đảo lớn nhỏ sau khi thống kê lại bằng phương pháp mới.

Đăng ngày: 17/02/2023
Vực thẳm tách đôi rừng ô liu sau động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Vực thẳm tách đôi rừng ô liu sau động đất ở Thổ Nhĩ Kỳ

Trận động đất mạnh tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 6/2 đã tạo ra một vực thẳm dài 300m chia cắt một khu rừng ô liu xanh tốt.

Đăng ngày: 16/02/2023
Xuất hiện quầng mây sáng trên núi Bà Đen liên tưởng mây dạ quang hiếm gặp

Xuất hiện quầng mây sáng trên núi Bà Đen liên tưởng mây dạ quang hiếm gặp

Tối 13-2, nhiều người dân quanh khu vực núi Bà Đen đã chụp được những hình ảnh về một vùng mây phát sáng bao phủ trên đỉnh núi Bà Đen.

Đăng ngày: 16/02/2023
Điều gì xảy ra trong quy trình tái chế rác thải?

Điều gì xảy ra trong quy trình tái chế rác thải?

Hai quy trình tái chế phổ biến nhất là tái chế một luồng và tái chế hai luồng.

Đăng ngày: 15/02/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News