Tiệc đón năm mới đông chưa từng thấy trên quỹ đạo Trái đất

Buổi tiệc chúc mừng Năm mới 2022 đã trở thành sự kiện tập trung đông người kỷ lục trên quỹ đạo với tổng cộng 10 phi hành gia của hai trạm vũ trụ.

Tiệc đón năm mới đông chưa từng thấy trên quỹ đạo Trái đất
Bữa tiệc đón năm 2022 trên ISS. (Ảnh: Roscosmos)

Cơ quan vũ trụ Roscosmos (Nga) ngày 1/1 thông báo đã có 10 người cùng mở tiệc đón Năm mới 2022 trên quỹ đạo gần Trái đất. Họ bao gồm 7 thành viên trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và 3 thành viên trên Trạm Vũ trụ Thiên Cung của Trung Quốc. Do đó, sự kiện này đã trở thành buổi tiệc đông đúc nhất trên quỹ đạo trong lịch sử khám phá vũ trụ của thế giới.

Tiệc đón năm mới đông chưa từng thấy trên quỹ đạo Trái đất
Sự kiện đón Năm mới thường xuyên được tổ chức ngoài không gian kể từ năm 1986 đến nay. (Ảnh: Roscosmos).

Nhà du hành vũ trụ Roscosmos kiêm chỉ huy đoàn thám hiểm ISS-66 Anton Shkaplerov chia sẻ một số chi tiết về bữa tiệc được tổ chức trên ISS. Ông cho biết các món ăn sẽ có trứng cá muối đen, quả quít và “món cá trích mặc áo lông” như truyền thống của Nga. Ông Shkaplerov đã may mắn đón Năm mới 4 lần trong không gian, cụ thể là các năm 2012, 2015, 2018 và 2022.

Ngoài ra, ông Shkaplerov cùng đồng nghiệp Pyotr Dubrov còn chia sẻ hình ảnh họ chuẩn bị món ăn cho buổi tiệc mừng trên mạng xã hội Instagram.

Giống như nhiều người con sống xa quê hương khác, các nhà thám hiểm vũ trụ ISS đã nâng cốc, cụ thể là nước ép táo, để đón chào sự khởi đầu của năm 2022 một vài lần.

Đầu tiên là vào thời điểm Giao thừa theo giờ Moskva, sau đó là theo giờ Đức - quê hương của nhà du hành Cơ quan Hàng không Vũ trụ châu Âu (ESA) Matthias Maurer, tiếp đến là múi giờ chuẩn Greenwich và cũng là múi giờ mà ISS căn cứ hoạt động. Cuối cùng là thời khắc nửa đêm tại Washington dành cho các nhà du hành của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA).

Sự kiện đón Năm mới thường xuyên được tổ chức ngoài không gian kể từ năm 1986 khi Liên Xô phóng Trạm vũ trụ Mir.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu Trái đất có phải là một hành tinh

Liệu Trái đất có phải là một hành tinh "đột biến"?

Các nhà khoa học NASA thừa nhận họ chỉ mới tìm thấy những hành tinh mang một số đặc điểm giống với Trái đất.

Đăng ngày: 03/01/2022
NASA

NASA "gia hạn" Trạm Vũ trụ Quốc tế đến năm 2030

Chính phủ Mỹ đã cam kết kéo dài hoạt động của Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) thêm 6 năm, Quản trị viên NASA Bill Nelson hôm 31/12 cho biết.

Đăng ngày: 03/01/2022
Những sự kiện thiên văn đáng chờ đợi năm 2022

Những sự kiện thiên văn đáng chờ đợi năm 2022

Những người yêu thiên văn sẽ có cơ hội chứng kiến hành tinh hội tụ, nhật thực, nguyệt thực, siêu trăng, cùng nhiều trận mưa sao băng trong năm nay.

Đăng ngày: 03/01/2022
Vũ trụ ma quái: 5 vật thể đáng sợ nhất đang bao vây Trái Đất

Vũ trụ ma quái: 5 vật thể đáng sợ nhất đang bao vây Trái Đất

Một đường hầm nuốt cả hệ Mặt Trời, một hố bom giữa thiên hà chứa Trái Đất hay một con sứa về từ cõi chết bỗng hiện hình trên bầu trời... là những phát hiện choáng váng nhất của giới thiên văn trong năm qua.

Đăng ngày: 02/01/2022
Đón mưa sao băng đầu tiên của năm mới

Đón mưa sao băng đầu tiên của năm mới

Đêm 3/1, rạng sáng 4/1, người yêu thiên văn có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Quadrantids - trận mưa sao băng đầu tiên của năm 2022.

Đăng ngày: 02/01/2022
Sao Thủy có thể chính là Trái đất thuở sơ khai

Sao Thủy có thể chính là Trái đất thuở sơ khai

Khoa học vũ trụ đã có những bước tiến xa trong nhiều năm nay, đặc biệt là khi mô phỏng sự hình thành của các hành tinh.

Đăng ngày: 01/01/2022
Các tuyến phòng thủ khi một tiểu hành tinh gây nguy hiểm cho Trái đất

Các tuyến phòng thủ khi một tiểu hành tinh gây nguy hiểm cho Trái đất

Sức tàn phá của thiên thạch hay tiểu hành tinh đã không còn quá xa lạ đối với lịch sử hình thành của Trái đất.

Đăng ngày: 01/01/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News