Tiềm năng sản xuất điện từ núi lửa

Một số nước có núi lửa đang hoạt động trên thế giới như Mỹ và Iceland đang tận dụng nguồn năng lượng tái tạo này để sản xuất điện.

Biến dung nham đỏ rực từ núi lửa đang hoạt động thành điện có vẻ nguy hiểm và không đáng tin cậy. Núi lửa không phun trào theo lịch trình dễ dự đoán và dung nham nguội quá nhanh. Nhưng nhiều nước bao gồm Mỹ đã tìm ra cách khai thác nhiệt lượng từ núi lửa để sản xuất điện. Năng lượng địa nhiệt đến từ nhiệt lượng sản sinh bởi các quá trình tự nhiên ở sâu trong lòng đất. Tại phần lớn khu vực, nhiệt lượng này chỉ làm ấm đá và nước ngầm gần mặt đất. Tuy nhiên, ở vùng núi lửa hoạt động, nhiệt lượng nóng bỏng hơn nhiều. Đôi khi, nó làm tan chảy đá, hình thành magma, theo Conversation.

Tiềm năng sản xuất điện từ núi lửa
Dung nham phun trào từ núi lửa Kilauea ở Hawaii. (Ảnh: USGS).

Núi lửa đóng vai trò như mạch phun nhiệt lượng khổng lồ, nâng magma lên gần bề mặt Trái đất hơn. Một phần đá nóng chảy có thể phun trào, nhưng phần nhiều vẫn ở dưới lòng đất, làm nóng đá và nước ở xung quanh. Ở nơi nước bị đun nóng dâng lên mặt đất, nó tạo ra suối và mạch phun nước nóng có thể tồn tại hàng nghìn năm. Nhằm khai thác năng lượng này để sản xuất điện, các kỹ sư xác định khu vực có magma gần mặt đất và khoan những giếng sâu xuống lớp đá và nước bị đun nóng. Các giếng này đưa hơi nước lên mặt đất, truyền tới nhà máy điện để quay turbine.

Sau khi sản xuất điện, hơi nước nguội đi và ngưng tụ thành nước nóng, có thể sử dụng để biến đổi một chất lỏng khác với điểm sôi thấp hơn nhiều như butane để chạy máy phát điện thứ hai. Cuối cùng, nước được bơm trở lại lòng đất để đun nóng trở lại.

Trái đất thường xuyên sản sinh nhiệt lượng, vì vậy năng lượng địa nhiệt là một nguồn tái tạo. Các nhà máy điện địa nhiệt tạo ra ít ô nhiễm, chất thải và khí nhà kính làm khí hậu Trái đất ấm lên hơn so với đốt than đá, khí tự nhiên, dầu mỏ hoặc năng lượng hạt nhân. Nguồn năng lượng địa nhiệt có thể tồn tại hàng thập kỷ hoặc lâu hơn. Khác với các nguồn tái tạo như điện mặt trời hoặc điện gió, năng lượng địa nhiệt có sẵn 24/7 quanh năm.

Năng lượng địa nhiệt đang được sử dụng ở nhiều nơi trên khắp thế giới, đặc biệt là vùng có nhiều hoạt động núi lửa. Ví dụ, gần như tất cả điện ở Iceland đến từ nguồn tái tạo, với năng lượng địa nhiệt cung cấp khoảng 25%. Quốc gia này nằm trên nhiều núi lửa đang hoạt động, biến nơi đây thành vị trí hoàn hảo cho các nhà máy điện địa nhiệt. Một số bang của Mỹ như California và Nevada cũng có nhà máy điện địa nhiệt ở vùng núi lửa.

Năng lượng địa nhiệt chưa được sử dụng rộng rãi như điện mặt trời và điện gió do nhà máy điện địa nhiệt cần nằm gần núi lửa hoặc nơi khác có lòng đất nóng khác thường. Những nguồn này không phải luôn ở gần thành phố lớn hoặc khu công nghiệp vốn đòi hỏi nhiều điện. Ngoài ra, đào giếng sâu và xây nhà máy điện khá tốn kém. Tuy nhiên, lợi ích dài hạn của năng lượng địa nhiệt thường áp đảo chi phí ban đầu. Cuối cùng, trong vài trường hợp, khoan và bơm nước dưới áp suất cao có thể gây động đất nhỏ. Các nhà khoa học và kỹ sư đang tìm cách dự đoán và kiểm soát tác động này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa tuyết ảnh hưởng động cơ máy bay thế nào?

Mưa tuyết ảnh hưởng động cơ máy bay thế nào?

Mưa bình thường khó có thể làm gián đoạn quá trình đốt cháy động cơ máy bay, nhưng mưa đóng băng, tuyết và mưa đá gây rủi ro lớn hơn.

Đăng ngày: 20/08/2024
Mái nhà ga sân bay bằng gỗ khối rộng hơn 37.000m2

Mái nhà ga sân bay bằng gỗ khối rộng hơn 37.000m2

Mái vòm gỗ có họa tiết gợn sóng với 49 cửa sổ trời, che phủ toàn bộ nhà ga trung tâm của sân bay quốc tế Portland.

Đăng ngày: 20/08/2024
Giải mã nguồn gốc bí ẩn của đá sapphire

Giải mã nguồn gốc bí ẩn của đá sapphire

Những viên đá sapphire với màu xanh lấp lánh, gợi đến cảm giác lạnh lẽo, thực tế lại có nguồn gốc từ sâu bên trong núi lửa.

Đăng ngày: 20/08/2024
Chế tạo pin lớn nhất thế giới công suất 8.500 MWh

Chế tạo pin lớn nhất thế giới công suất 8.500 MWh

Công ty Form Energy sẽ sử dụng công nghệ pin sắt - khí mới dễ dàng xây dựng, bảo dưỡng và tái chế ở cuối vòng đời.

Đăng ngày: 20/08/2024
Đằng sau

Đằng sau "chiếc đinh vàng" hé lộ thời kỳ Trái đất thành quả cầu tuyết

Cách đây 720 triệu năm, Trái đất đã trải qua thời kỳ chuyển đổi từ một môi trường nhiệt đới đến kỷ băng hà trong vài nghìn năm.

Đăng ngày: 19/08/2024
Giàn turbine gió kép mạnh nhất thế giới ra khơi

Giàn turbine gió kép mạnh nhất thế giới ra khơi

Thiết kế hình chữ V của turbine kép OceanX cung cấp 16,6 MW, sản xuất 54.000 MWh điện hàng năm, đủ để cung cấp cho 30.000 hộ gia đình Trung Quốc.

Đăng ngày: 19/08/2024

"Bom thủy ngân" khổng lồ đe dọa Bắc Cực

Phù sa ở sông Yukon chảy qua Alaska chứa lượng thủy ngân xói mòn từ đất đóng băng vĩnh cửu, đe dọa môi trường và sức khỏe của cộng đồng dân cư ở Bắc Cực.

Đăng ngày: 19/08/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News