Kế hoạch khoan sâu 20km để sản xuất năng lượng địa nhiệt

Một công ty năng lượng ở Cambridge, Massachusetts, đang tìm cách khoan sâu hàng chục kilomet, giúp khai thác năng lượng địa nhiệt gần lõi Trái đất.


Kế hoạch khai thác năng lượng địa nhiệt trong lòng đất của Quaise Energy. (Video: Quaise Energy)

Quaise Energy, công ty khởi nghiệp của Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) hôm 8/2 chia sẻ kế hoạch sử dụng công nghệ khoan sâu mới để đào 10 - 20km nhằm khai thác năng lượng địa nhiệt ở bất kỳ thời gian nào và bất cứ nơi đâu. Nếu thành công, công ty có thể tạo ra cuộc cách mạng trong sản xuất năng lượng tái tạo.

Địa nhiệt là nguồn năng lượng sạch liên tục và đáng tin cậy. Trong khi ánh nắng Mặt Trời và gió không có sẵn thường xuyên, dẫn tới nguồn cung cấp quang năng và phong năng bị gián đoạn, lõi Trái đất luôn luôn nóng rực. Vấn đề là làm thế nào để tiếp cận độ sâu này. Thông thường, năng lượng địa nhiệt chỉ có thể khai thác ở khu vực núi lửa hoặc gần rìa mảng kiến tạo, làm giảm đáng kể hiệu quả sản xuất điện.

"Việc chuyển tiếp nhanh sang năng lượng sạch là một trong những thách thức lớn nhất mà nhân loại đang đối mặt", Arunas Chesonis, quản lý của Safar Partners (nhà đầu tư của Quaise Energy), cho biết. "Năng lượng địa nhiệt có thể cung cấp nhiều điện hơn thông qua sử dụng ít tài nguyên hơn".

Kế hoạch khoan sâu 20km để sản xuất năng lượng địa nhiệt
Địa nhiệt là nguồn năng lượng sạch liên tục và đáng tin cậy.

Quaise Energy lên kế hoạch sử dụng hệ thống khoan sóng milimet có thể vươn tới độ sâu mà năng lượng địa nhiệt không bị hạn chế. Công ty sẽ khoan bằng vi sóng để tiến sâu hơn mọi mũi khoan trước đó. Giàn khoan hoạt động nhờ ống điện tử (gyrotron) sẽ làm bốc hơi đất đá ở lỗ khoan mà không cần thiết bị phức tạp. Gyrotron sản sinh sóng điện từ với bước sóng ngắn hơn vi sóng nhưng dài hơn ánh sáng khả kiến hoặc hồng ngoại. Hiện nay, các gyrotron có thể tạo ra chùm năng lượng liên tục có công suất hơn một megawatt.

Quaise Energy không có kế hoạch xây dựng nhà máy nhiệt điện mới. Thay vào đó, họ đang xem xét việc tận dụng những nhà máy dầu khí cũ. Cách này sẽ tiết kiệm chi phí hơn, đồng thời tạo điều kiện cho nhân công ở nhà máy tham gia sản xuất năng lượng sách. Theo Quaise Energy, năng lượng địa nhiệt ở độ sâu lớn sử dụng chưa đến 1% đất đai và vật liệu so với các nguồn năng lượng tái tạo khác, biến nó thành lựa chọn thuận tiện và cho lợi nhuận cao nhất. Công ty đã kêu gọi được 63 triệu USD vốn đầu tư nhằm biến kế hoạch trên thành hiện thực.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vụ phun trào núi lửa ngầm Tonga tạo ra gần 590.000 tia sét trong 3 ngày

Vụ phun trào núi lửa ngầm Tonga tạo ra gần 590.000 tia sét trong 3 ngày

Ngọn núi lửa khổng lồ ở ngoài khơi Tonga phun trào vào tháng trước không chỉ giải phóng lượng tro bụi kỷ lục vào không khí mà còn dẫn đến sự kiện sấm sét lớn kỷ lục.

Đăng ngày: 28/02/2022
Tạm biệt rét đậm rét hại, miền Bắc chuẩn bị đón

Tạm biệt rét đậm rét hại, miền Bắc chuẩn bị đón "combo" nồm ẩm và ô nhiễm không khí

Sau đợt rét kéo dài vừa qua thì mùa Đông gần như chấm dứt trên toàn miền Bắc. Những ngày mùa Xuân đang dần trở lại với kiểu những kiểu thời tiết đặc trưng.

Đăng ngày: 28/02/2022
Ba Lan thử nghiệm

Ba Lan thử nghiệm "khẩu pháo" âm thanh chống khói bụi, giảm ô nhiễm

các nhà khoa học Ba Lan đang thử nghiệm một loại " khẩu pháo" âm thanh, sử dụng sóng âm để đẩy các hạt độc hại lên cao hơn vào bầu khí quyển, giảm ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 23/02/2022
Núi lửa phun cột tro bụi cao 58.000m, tới tận tần trung lưu của khí quyển

Núi lửa phun cột tro bụi cao 58.000m, tới tận tần trung lưu của khí quyển

Sức nóng từ núi lửa kết hợp với hơi ẩm từ đại dương giúp cột tro bụi của núi lửa Tonga lên tới tầng trung lưu của khí quyển.

Đăng ngày: 21/02/2022
Bắc Bộ trải qua đợt rét hiếm gặp, là 1 trong 6 đợt có nhiệt độ thấp nhất 40 năm

Bắc Bộ trải qua đợt rét hiếm gặp, là 1 trong 6 đợt có nhiệt độ thấp nhất 40 năm

TS. Hoàng Phúc Lâm cho biết, đợt rét đậm, rét hại hiện tại ở miền Bắc khá hiếm gặp, là 1 trong 6 đợt có nền nhiệt độ trung bình thấp nhất trong 40 năm qua.

Đăng ngày: 21/02/2022
Chuyện kỳ lạ trên thế giới: Dùng hơn 100.000 chiếc bỉm tã để lát đường cao tốc

Chuyện kỳ lạ trên thế giới: Dùng hơn 100.000 chiếc bỉm tã để lát đường cao tốc

Một con đường cao tốc đang được xây dựng ở phía tây xứ Wales và đây là dự án thí điểm về bảo vệ môi trường liên quan bỉm đã qua sử dụng.

Đăng ngày: 21/02/2022
Hồ Muối Yuncheng -

Hồ Muối Yuncheng - "Biển chết" rực rỡ của Trung Quốc

Hồ Xiechi, hay còn được gọi là Hồ Muối Yuncheng ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, đã trở nên nổi tiếng trong những năm gần đây nhờ vẻ đẹp vô thực với những màu sắc rực rỡ ấn tượng.

Đăng ngày: 19/02/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News