Tiếng kêu thất thanh của vi khuẩn trước khi chết cứu sống đồng loại

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học tới từ Đại học Texas (Mỹ), trước khi các tế bào vi khuẩn trong một cụm hoặc một bầy vi khuẩn chết đi, chúng phát ra "tiếng kêu chết chóc" hóa học trong quá trình được mô tả là "báo hiệu cái chết".

Những tín hiệu này hoạt động giống như một loại hệ thống cảnh báo sớm với các hàng xóm của chúng về sự hiện diện của một mối đe dọa chết người. Điều này sẽ giúp các vi khuẩn khác có đủ thời gian để thu được các đột biến dẫn đến kháng kháng sinh.

Tiếng kêu thất thanh của vi khuẩn trước khi chết cứu sống đồng loại
Vi khuẩn phát đi tín hiệu trước khi chết để cảnh báo đồng loại. (Ảnh: Đại học Texas).

Cách đây hơn 1 thập kỷ, giáo sư vi sinh vật học Rasika Harshey và nhóm của bà quan sát thấy rằng khi bầy vi khuẩn di chuyển vào một khu vực được điều trị bằng thuốc kháng sinh, chỉ khoảng 25% trong số chúng chết. Họ khi đó tự hỏi liệu những cái chết này có phải sự hi sinh của lũ vi khuẩn để cứu cả cộng đồng hay không và yếu tố hướng dẫn hành vi của vi khuẩn hay không.

Nghiên cứu mới đây cho thấy điều này là chính xác.

“Tế bào chết đang giúp cộng đồng tồn tại", bà Harshey nói.

Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện mới này là hết sức quan trọng trong việc giải quyết vấn đề điều trị nhiễm trùng ở người và động vật.

Bằng cách nắm được cơ chế mà bầy vi khuẩn sống sót khi tiếp xúc với kháng sinh, các nhà khoa học có thể tìm cách khắc phục điều đó bằng thuốc điều trị.

“Can thiệp vào quá trình "báo hiệu chết chóc" này sẽ nâng cao hiệu quả của thuốc kháng sinh và giảm sự xuất hiện của các chủng kháng thuốc", bà Harshey cho hay.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Cây trồng biến đổi gene tăng trưởng nhanh hơn 50%

Cây trồng biến đổi gene tăng trưởng nhanh hơn 50%

Nghiên cứu mới cho thấy kỹ thuật chỉnh sửa ARN có thể giúp tạo ra nhiều mùa vụ hơn, cũng như tăng khả năng chịu hạn của cây trồng.

Đăng ngày: 27/07/2021
Phát hiện virus khổng lồ ở rãnh đại dương sâu nhất thế giới

Phát hiện virus khổng lồ ở rãnh đại dương sâu nhất thế giới

Nhóm virus đầu tiên thu thập từ điểm sâu nhất ở rãnh Mariana bao gồm những virus khổng lớn hơn vi khuẩn, theo một nhóm nghiên cứu ở Thượng Hải.

Đăng ngày: 27/07/2021
Con ong tạo ra đội quân bất tử với hàng triệu bản sao

Con ong tạo ra đội quân bất tử với hàng triệu bản sao

Các nhà khoa học phát hiện ra loại ong có thể tạo ra các bản sao hoàn hảo của chính mình và sử dụng các bản sao đó để xâm nhập vào tổ của đối thủ.

Đăng ngày: 23/07/2021
Virus sống sót sau 15.000 năm tuổi dưới sông băng Tây Tạng

Virus sống sót sau 15.000 năm tuổi dưới sông băng Tây Tạng

Các nhà khoa học nghiên cứu sông băng tìm thấy virus gần 15.000 năm tuổi trong hai mẫu vật lõi băng lấy từ cao nguyên Tây Tạng.

Đăng ngày: 22/07/2021
Giải mã

Giải mã "cơn sốt" Mộc Hương - loài cây đắt đỏ sánh ngang lan đột biến

Nhìn như cây dại nhưng loài cây này kỳ thực có giá đắt không tưởng nhờ mùi hương độc đáo và nhiều công dụng hữu ích.

Đăng ngày: 21/07/2021
Những điều bạn chưa biết về khoai tây: Có họ hàng với cà chua, cà tím và nhiều cây có độc

Những điều bạn chưa biết về khoai tây: Có họ hàng với cà chua, cà tím và nhiều cây có độc

Khoai tây là món ăn ưa thích của nhiều người nhưng không phải ai cũng biết loại củ hiền lành này lại là bà con gần với cà chua, cà tím, cùng họ với những cây đáng sợ ngay từ cái tên như cà độc dược.

Đăng ngày: 20/07/2021
Giải mã được bí ẩn: Làm cách nào các tế bào thực vật biết thời điểm ngừng phát triển

Giải mã được bí ẩn: Làm cách nào các tế bào thực vật biết thời điểm ngừng phát triển

Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Science tháng trước, Sablowski và đồng nghiệp đã tiết lộ cách mà thực vật thực hiện sự điều chỉnh này: Các tế bào sử dụng chính DNA làm thước đo.

Đăng ngày: 20/07/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News