Tiếp cận hành tinh có thể có sự sống
Trung tâm NASA của Mỹ đang chuẩn bị tiến hành những nghiên cứu chuyên sâu đối với hành tinh Ceres – tiểu hành tinh lớn nhất trong hệ mặt trời, các nhà nghiên cứu cho rằng đây là một hành tinh có thể có sự sống.
Trang Discovery News đưa tin, vào tháng 3 năm 2015, tàu thám hiểm vũ trụ Dawn của NASA sẽ bay vào quỹ đạo xung quanh hành tinh Ceres - tiểu hành tinh lớn nhất trong vành đai thiên thạch giữa Sao Hỏa và Sao Mộc. Các nhà nghiên cứu cho rằng Ceres là tiểu hành tinh có thể có sự sống với bề mặt ấm và ẩm, ẩn chứa tiềm năng ngang với mặt trăng Europa của Sao Mộc và vệ tinh Enceladus của sao Thổ.
Tàu thám hiểm vũ trụ Dawn của NASA sẽ bay xung quanh tiểu hành tinh có thể có sự sống Ceres trong năm 2015 tới. (Ảnh minh họa)
Tiểu hành tinh có khả năng có sự sống Ceres rộng 950km và được coi là một tiểu hành tinh dị biệt với lõi đá cùng lớp manti được tạo thành từ băng, ngoài ra, các nhà nghiên cứu còn phát hiện nhiều chất khoáng chứa nước trên bề mặt Ceres.
Ông Jian-Yang Li thuộc Viện Khoa học hành tinh tại Tucson, Arizona Mỹ phân tích, nước chiếm 40% trọng lượng Ceres, điều này khiến cho hành tinh có thể có sự sống Ceres trở thành nơi chứa nhiều nước nhất trong Hệ Mặt Trời, không tính Trái Đất. Tuy nhiên, vẫn chưa thể khẳng định rằng nước trên Ceres hiện đang ở dạng lỏng.
Tiểu hành tinh có thể có sự sống Ceres. (Ảnh Discovery News)
Ceres nằm cách Mặt Trời 2,8 đơn vị thiên văn (đơn vị thiên văn là khoảng cách giữa Mặt Trời và Trái Đất, 1 AU tương đương với 150 triệu km), gần hơn nhiều so với Europa và Enceladus. Bên cạnh đó, đầu năm 2014, các nhà khoa học đã công bố phát hiện mới về hiện tượng bốc hơi nước trên bề mặt hành tinh có thể có sự sống này. Cho dù vậy, hiện tượng bốc hơi nước trên Ceres cũng chưa hẳn là bằng chứng của nội nhiệt mà có thể là do lớp băng gần bề mặt Ceres bị Mặt Trời làm nóng lên.
Theo nhận định của các nhà khoa học, tàu thám hiểm vũ trụ Dawn sẽ thu thập thêm được nhiều thông tin hơn sau khi tiến vào quỹ đạo bay xunh quanh tiểu hành tinh Ceres trong thời gian tới, từ đó tạo điều kiện cho các nhà khoa học tiến hành thêm nhiều nghiên cứu chuyên sâu đối với hành tinh có thể có sự sống này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Những điều ít biết về các phi hành gia
Cuộc sống bên ngoài không gian đem lại cho các nhà du hành vũ trụ những điều kì thú như ngắm mặt trời mọc 16 lần một ngày, cao nhanh hơn và không ngáy khi ngủ...

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Những điều có thể bạn chưa biết về Sao Thủy
Sao Thủy là hành tinh gần mặt trời nhất trong Thái dương hệ, nó đã được các nhà khoa học nghiên cứu khá kỹ càng trong thời gian qua.
