Tiết lộ gây sốc: Cứ 6 giây, một khu rừng mưa nguyên sinh lớn ngang sân bóng bị phá hủy

Một nghiên cứu dựa trên ảnh vệ tinh cho thấy 2019 là năm tồi tệ nhất đối với các khu rừng nguyên sinh trên thế giới.

Theo báo cáo thường niên của Global Forest Watch (GFW), 38.000km2 rừng nguyên sinh bị phá hủy trong năm 2019. Con số này đồng nghĩa một khu vực rừng mưa nhiệt đới có kích thước tương đương với một sân bóng bị mất đi cứ sau 6 giây. Đây là mức giảm lớn thứ 3 kể từ năm 2000 và tương đương với diện tích của Thụy Sỹ.

Trong 38.000km2 này, Brazil chiếm hơn 1/3, kế đó là Cộng hòa Dân chủ Congo và Indonesia.

"Mật độ mất rừng ghi nhận trong năm 2019 là không thể chấp nhận được", Frances Seymour, một thành viên của Viện Tài nguyên Thế giới cho hay.

"Chúng ta đang đi sai hướng", ông này nói thêm.

Tiết lộ gây sốc: Cứ 6 giây, một khu rừng mưa nguyên sinh lớn ngang sân bóng bị phá hủy
Một khu vực rừng mưa nhiệt đới có kích thước tương đương với một sân bóng bị mất đi cứ sau 6 giây trong năm 2019. (Ảnh: Straits Times)

Mikaela Weisse, một quản lý dự án tại GFW cho biết cộng đồng quốc tế thời gian qua cố gắng làm chậm hoặc ngăn chặn nạn phá rừng, nhưng rõ ràng các con số vẫn không nhúc nhích trên cấp độ toàn cầu phản ánh vấn đề đáng quan ngại.

Weisse cho biết rừng nguyên sinh là vấn đề bà và các đồng nghiệp đặc biệt quan tâm nhất vì chúng có nghĩa lớn đối với đa dạng sinh học và đóng vai trò quan trọng giữ lại một lượng lớn carbon.

Khi đốt cháy rừng, phần carbon mà chúng giữ lại sẽ thoát ra ngoài khí quyển dưới dạng carbon dioxide (CO2), gây hiệu ứng nhà kính.

"Sẽ phải mất hàng thập kỷ hoặc thậm chí hàng thế kỷ để những khu rừng này trở lại trạng thái ban đầu", bà Weisse cho hay.

Mật độ mất rừng nguyên sinh được ghi nhận cao kỷ lục trong các năm 2016 và 2017 trước khi giảm nhẹ vào năm 2018. Tuy nhiên, số diện tích rừng nguyên sinh bị mất trong năm 2019 lại tăng 2,8% so với năm 2018.

Theo các nhà nghiên cứu của GFW, việc chặt phá rừng ảnh hưởng lớn đối với mục tiêu hạn chế biến đổi khí hậu toàn cầu vì cây xanh hấp thụ khoảng 1/3 lượng khí thải nhà kính toàn cầu.

Brazil là quốc gia ghi nhận nạn phá rừng nặng nề nhất khi số rừng mất đi ở quốc gia này (1.36 triệu ha) chiếm hơn 1/3 tổng số diện tích rừng mất đi của thế giới trong năm 2019.

Ở Brazil, việc nông dân đốt rừng để phục vụ cho nông nghiệp và chăn nuôi gia súc là nguyên nhân chính dẫn tới việc mất rừng chứ không phải do cháy rừng.

Năm ngoái, nạn phá rừng ở Brazil tăng 85% so với năm 2018. Theo Viện nghiên cứu vũ trụ của Brazil, 9.166km2 rừng bị chặt phá trong năm 2019, con số cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nghịch lý cực kỳ tàn nhẫn mà đảm bảo bạn chưa biết từ những chiếc điều hòa

Nghịch lý cực kỳ tàn nhẫn mà đảm bảo bạn chưa biết từ những chiếc điều hòa

Một nghịch lý đầy trớ trêu, khi chúng ta càng dùng điều hòa, con người cũng trở nên ngày càng phụ thuộc vào nó.

Đăng ngày: 03/06/2020
Giới khoa học tìm ra nơi có không khí sạch nhất thế giới

Giới khoa học tìm ra nơi có không khí sạch nhất thế giới

Các nhà khoa học tin rằng họ đã xác định khu vực có chất lượng không khí sạch nhất thế giới, không dính các hạt bụi do hoạt động con người gây ra.

Đăng ngày: 03/06/2020
Điểm danh những hòn đảo đầy rẫy quái thú

Điểm danh những hòn đảo đầy rẫy quái thú

Những hòn đảo này trở thành điểm đến đáng sợ bởi là thiên đường của những sát thủ tự nhiên như rắn, nhện, cá sấu…

Đăng ngày: 03/06/2020
Sống sót qua mùa đông, lửa thây ma bí ẩn quay trở lại đe dọa

Sống sót qua mùa đông, lửa thây ma bí ẩn quay trở lại đe dọa "nung chảy" Bắc Cực

Năm 2019 là năm xuất hiện nhiều đám cháy lớn và kéo dài chưa từng thấy trên khắp các khu vực ở Siberia và Alaska.

Đăng ngày: 02/06/2020
Biến đổi khí hậu khiến cây xanh ngày càng lùn hơn và trẻ hơn

Biến đổi khí hậu khiến cây xanh ngày càng lùn hơn và trẻ hơn

Chiều cao của các khu rừng trên toàn thế giới đã giảm đi đáng kể, và tuổi đời của chúng cũng trẻ ra nhiều trong vòng 50 năm trở lại đây.

Đăng ngày: 01/06/2020
Các nhà khoa học ghi hình được mây dạ quang ở độ cao 80km

Các nhà khoa học ghi hình được mây dạ quang ở độ cao 80km

Những đám mây phát ra ánh sáng màu xanh lam và trắng hình thành trong tầng trung lưu, nơi thiêu rụi đa số thiên thạch lao xuống Trái Đất.

Đăng ngày: 01/06/2020
Cảnh báo đáng sợ: Những con số cho thấy con người đang chết dần vì biến đổi khí hậu

Cảnh báo đáng sợ: Những con số cho thấy con người đang chết dần vì biến đổi khí hậu

Covid-19 hiện là mối lo ngại lớn nhất của loài người, nhưng là mối lo của hiện tại. Loài người còn một mối đe dọa lớn hơn nữa đã kéo dài suốt nhiều năm qua, mang tên biến đổi khí hậu!

Đăng ngày: 27/05/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News