Tiết lộ mới nhất về 3 "tên lửa hạng nặng" nâng bật sức mạnh vũ trụ Nga

TASS đưa tin, trong buổi nói chuyện với cổng tin tức Prokosmos hôm thứ Hai 19/2, Tổng giám đốc Tập đoàn Vũ trụ Nhà nước Roscosmos (Nga) Yury Borisov đã tiết lộ 3 đại kế hoạch của ngành vũ trụ Nga trong năm 2024.

Có thể xem như đây như 3 "tên lửa hạng nặng", vô cùng quan trọng, nhằm khôi phục vị thế của Nga trong ngành vũ trụ toàn cầu.

Thứ nhất: Nga sẽ thực hiện hơn 40 vụ phóng vào không gian trong 2024

"Năm 2023, chúng tôi cũng đã lên kế hoạch cho một số lượng lớn các vụ phóng. Nhưng thật không may, do một số hoàn cảnh khách quan, chúng tôi đã không thể thực hiện đầy đủ chương trình phóng" - Người đứng đầu Roscosmos cho biết.

Tiết lộ mới nhất về 3 tên lửa hạng nặng nâng bật sức mạnh vũ trụ Nga
Hệ thống tên lửa vũ trụ Soyuz của Nga. (Ảnh: NASA).

Ông Yury Borisov nhấn mạnh, Nga đã rất nỗ lực trong năm 2023 và sẽ tiếp tục nỗ lực trong năm 2024 để đảm bảo hoạt động của Roscosmos diễn ra suôn sẻ. "Điều quan trọng là phải tránh mọi sự chậm trễ khi phóng có thể xảy ra và Roscosmos sẽ tiếp tục tập trung vào việc tạo điều kiện cho mọi kế hoạch phóng ổn định và hiệu quả. Nhiệm vụ chính trong năm nay là hoàn thành toàn bộ chương trình phóng”.

Vào năm 2023, Roscosmos đã thực hiện 19 lần phóng lên vũ trụ của Nga, trong đó có 17 lần phóng do tên lửa đẩy Soyuz-2 thực hiện và 2 lần phóng do tên lửa đẩy Proton-M thực hiện.

Thứ hai: Nga công bố kế hoạch chế tạo tên lửa đẩy siêu nhẹ

Chưa hết, người đứng đầu Roscosmos cũng tiết lộ rằng, Nga đang nghiên cứu phát triển các phương tiện phóng siêu nhẹ có thể tái sử dụng và bày tỏ hy vọng rằng Nga sẽ sớm có thể đổi mới đội phương tiện phóng và khôi phục vị thế của mình trên thị trường toàn cầu về dịch vụ phóng vào vũ trụ.

“Chúng tôi đang nghiên cứu sản xuất hệ thống tên lửa đẩy siêu nhẹ. Nỗ lực này do Quỹ Nghiên cứu Tiên tiến khởi xướng và đang được Trung tâm khoa học tên lửa và tàu vũ trụ Nga TsNIIMash thực hiện. Hệ thống phóng này không chỉ siêu nhẹ mà còn có khả năng cất cánh không chỉ từ các sân bay vũ trụ" - ông Yury Borisov nói.

Tổng giám đốc Roscosmos lưu ý rằng tên lửa đẩy siêu nhẹ này sẽ hoàn toàn có thể tái sử dụng, tương tự như tên lửa chạy bằng nhiên liệu metan Amur-LNG đang được phát triển. Cả hai phương tiện phóng này sẽ được đặt tại Trung tâm vũ trụ Vostochny ở Viễn Đông Nga.

Tiết lộ mới nhất về 3 tên lửa hạng nặng nâng bật sức mạnh vũ trụ Nga
Tên lửa Amur-LNG sử dụng nhiên liệu metan, có thể tái sử dụng. (Ảnh: Space).

Ông cho biết Bộ Quốc phòng Nga "cũng quan tâm đến tên lửa đẩy siêu nhẹ này để đảm bảo lợi nhuận cho các dịch vụ phóng tên lửa".

"Khách hàng chính của chúng tôi, Bộ Quốc phòng Nga, cũng kỳ vọng vào công việc này. Họ cũng quan tâm đến hệ thống tên lửa đẩy mới này nhằm phục vụ cho lợi ích kinh tế quốc gia từ dịch vụ phóng. Đó là lý do Nga đặt nhiều kỳ vọng vào chương trình mới này".

Người đứng đầu Roscosmos cho biết, công việc phát triển tên lửa đẩy siêu nhẹ đã diễn ra được 2-3 năm nhưng vẫn chưa được công bố do có giải pháp công nghệ và thiết kế sáng tạo mới.

Thứ ba: Nga chi 50 tỷ Rúp để sản xuất băng tải vệ tinh 500kg

Cũng trong buổi nói chuyện với Prokosmos, ông Yury Borisov cho biết, Roscosmos sẽ phân bổ khoảng 50 tỷ Rúp (545 triệu USD) để tổ chức sản xuất băng tải vệ tinh (satellites conveyor) có trọng lượng khoảng 500 kg.

Ông Yury Borisov cho biết, các chuyên gia trẻ của Công ty chuyên sản xuất vệ tinh Reshetnev (Nga) đã tổ chức lắp ráp băng tải vệ tinh mà không tốn nhiều chi phí vốn sau chuyến tham quan đến Khu liên hợp các nhà máy sản xuất xe tải hạng nặng Kamaz.

"Đây là một trải nghiệm nghiêm túc, cần được nhân rộng. Băng tải ở Reshetnev được tạo ra để lắp ráp các vệ tinh có trọng lượng khoảng 100 kg, trong khi chúng tôi cần tạo ra một băng tải cho tàu vũ trụ/vệ tinh có trọng lượng lên tới 500 kg. Đây là một thiết bị xử lý quy mô hơn, cần nhiều vốn hơn. Và Roscosmos của chúng tôi đã lên kế hoạch khoảng 50 tỷ rúp cho việc đó".

Theo ông Yury Borisov, xu hướng chính của du hành vũ trụ hiện đại là các vệ tinh có trọng lượng từ 500 kg trở xuống. Và hệ thống băng tải vệ tinh dạng này sẽ đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao đó.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Tàu đổ bộ tư nhân của Mỹ hạ cánh thành công trên Mặt trăng

Tàu đổ bộ tư nhân của Mỹ hạ cánh thành công trên Mặt trăng

Tàu Odysseus của Intuitive Machines đi vào lịch sử khi trở thành tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên hạ cánh nhẹ nhàng trên Mặt Trăng vào rạng sáng ngày 23/2 theo giờ Hà Nội.

Đăng ngày: 23/02/2024
Tàu thăm dò Parker: Chuyến thám hiểm gần nhất của loài người tới Mặt trời!

Tàu thăm dò Parker: Chuyến thám hiểm gần nhất của loài người tới Mặt trời!

Parker Solar Probe (Tàu thăm dò Mặt trời Parker) là một tàu thăm dò vũ trụ dự kiến của NASA có nhiệm vụ thăm dò vành nhật hoa của Mặt trời.

Đăng ngày: 22/02/2024
Khai thác Mặt trăng và các tiểu hành tinh có phải là phạm pháp?

Khai thác Mặt trăng và các tiểu hành tinh có phải là phạm pháp?

Chúng ta có thể khai thác trên Mặt trăng và các tiểu hành tinh không? Nhiều nước muốn vậy nhưng đây vẫn là vấn đề pháp lý chưa rõ ràng. Vậy chúng ta đang ở đâu trong hành trình này?

Đăng ngày: 22/02/2024
Kính viễn vọng mạnh nhất thế giới chụp được thứ đe dọa đảo lộn vũ trụ học

Kính viễn vọng mạnh nhất thế giới chụp được thứ đe dọa đảo lộn vũ trụ học

Đó là một vật thể " quái vật" ra đời từ khi vũ trụ của chúng ta mới được vài trăm triệu năm tuổi.

Đăng ngày: 22/02/2024
Vệ tinh 2,3 tấn của ESA rơi tự do xuống Thái Bình Dương, bốc cháy

Vệ tinh 2,3 tấn của ESA rơi tự do xuống Thái Bình Dương, bốc cháy

Vệ tinh ERS-2 của Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã lao vào bầu khí quyển Trái đất rạng sáng 22-2, sau 30 năm bay trên quỹ đạo.

Đăng ngày: 22/02/2024
Phát hiện ngôi sao nhỏ nhất và người

Phát hiện ngôi sao nhỏ nhất và người "bạn đồng hành kỳ lạ"

Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hệ thống sao đôi kỳ lạ, nơi có ngôi sao nhỏ nhất từng được phát hiện.

Đăng ngày: 21/02/2024
Phát hiện vật thể sáng nhất trong vũ trụ

Phát hiện vật thể sáng nhất trong vũ trụ

Một chuẩn tinh mới phát hiện phá vỡ nhiều kỷ lục, không chỉ là chuẩn tinh sáng nhất từng được quan sát, đó còn là thiên thể sáng nhất được tìm thấy.

Đăng ngày: 21/02/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News