Tàu đổ bộ tư nhân của Mỹ hạ cánh thành công trên Mặt trăng

Tàu Odysseus của Intuitive Machines đi vào lịch sử khi trở thành tàu vũ trụ tư nhân đầu tiên hạ cánh nhẹ nhàng trên Mặt trăng vào rạng sáng ngày 23/2 theo giờ Hà Nội.

Sau khi quá trình hạ thấp độ cao và khoảng lặng căng thẳng từ bề mặt Mặt trăng, tàu đổ bộ Odysseus do công ty Intuitive Machines ở Houston chế tạo hạ cánh gần cực nam vào ngày 22/2. Đây là một khoảnh khắc trọng đại đối với khám phá vũ trụ. Chưa có tàu vũ trụ tư nhân nào từng hạ cánh nhẹ nhàng trên Mặt trăng trước đây và chưa phương tiện nào của Mỹ đáp xuống bề mặt thiên thể này từ sau tàu đổ bộ có người lái Apollo 17 vào tháng 12/1972.


Mô phỏng tàu Odysseus hạ cánh trên Mặt trăng. (Ảnh: CBS).

"Đó là một chiến thắng! Tàu Odysseus đã tới Mặt trăng", giám đốc NASA Bill Nelson chia sẻ sau khi xác nhận hạ cánh thành công. "Thành tựu trên là một bước tiến khổng lồ đối với toàn nhân loại".

NASA lên kế hoạch xây dựng căn cứ có người ở dành cho chương trình Artemis ở vùng cực nam của Mặt trăng, nơi được cho là chứa nhiều băng nước. Tuy nhiên, trước khi đưa phi hành gia tới đó, NASA muốn thu thập nhiều dữ liệu hơn về khu vực ít được thám hiểm này, chẳng hạn như lượng nước tại đó và nguồn tài nguyên này có thể tiếp cận dễ dàng tới mức nào. Vì vậy, NASA thành lập một chương trình khác mang tên CLPS (Commercial Lunar Payload Services), cho phép các công ty Mỹ phát triển tàu đổ bộ Mặt trăng tự động chở thiết bị khoa học.

Năm 2019, CLPS lựa chọn Intuitive Machines để vận chuyển thiết bị khoa học của NASA tới bề mặt Mặt trăng, sử dụng tàu đổ bộ Nova-C của công ty lớn cỡ buồng điện thoại tại Anh. Sau một số chỉnh sửa, nhiệm vụ trị giá 118 triệu USD ra đời. Tàu đổ bộ vận chuyển 6 thí nghiệm và thiết bị thử nghiệm công nghệ của NASA trong nhiệm vụ đầu tiên của Intuitive Machines tới Mặt trăng mang tên IM-1. Nhiệm vụ đó sử dụng một phương tiện Nova-C gọi là Odysseus, đặt theo tên người hùng nổi tiếng trong thần thoại Hy Lạp.

Nhóm thiết bị có chi phí phát triển 11 triệu USD của NASA được thiết kế để tiến hành một loạt khám phá. Ví dụ, thiết bị NDL (Navigation Doppler Lidar for Precise Velocity and Range Sensing) sử dụng công nghệ radar xuyên đất (LIDAR) để thu thập dữ liệu trong quá trình hạ thấp độ cao và tiếp đất. Một thiết bị khác được thiết kế để nghiên cứu khí thải động cơ tàu vũ trụ tương tác như thế nào với đất đá Mặt trăng. Con tàu còn chở thiết bị kiểm tra công nghệ định vị tự động nằm trong hệ thống định vị lớn hơn giống GPS quanh Mặt trăng.

Intuitive Machines cũng chở 6 khối hàng thương mại trên tàu Odysseus trong nhiệm vụ IM-1. Một trong số đó đến từ Columbia Sportswear, công ty muốn thử nghiệm vật liệu cách nhiệt Omni-Heat Infinity trong không gian sâu và loạt tượng điêu khắc của họa sĩ Jeff Koons. Tàu Odysseus còn mang theo EagleCam, hệ thống camera chế tạo bởi các sinh viên ở Đại học Hàng không vũ trụ Embry-Riddle. EagleCam được triển khai từ Odysseus ở độ cao 30 m phía trên bề mặt Mặt trăng và chụp ảnh quá trình hạ cánh của tàu đổ bộ từ bên dưới.

Hôm 15/2, tên lửa Falcon 9 của SpaceX đưa tàu Odysseus cất cánh trong hành trình tới Mặt trăng. Chuyến bay trong không gian sâu của tàu đổ bộ tương đối ngắn và trơn tru. Tàu Odysseus tới quỹ đạo Mặt trăng hôm 21/2 như dự kiến. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp đất, các chuyên viên điều khiển tàu phát hiện máy ảnh quang trắc laser (giúp xác định độ cao và tốc độ theo phương ngang) của Odysseus không hoạt động bình thường. Vì vậy, cả đội sử dụng thiết bị thử nghiệm NDL của NASA để tiếp tục chức năng quan trọng này, lùi giờ hạ cánh lại hai tiếng.

Giải pháp vào phút chót, trong đó đội phụ trách phải thiết kế phần mềm từ mặt đất và truyền tới tàu Odysseus, hoạt động hiệu quả. Vào 18h11 ngày 22/2 (giờ Mỹ) tức 5h11 ngày 23/2 (giờ Hà Nội), Odysseus đốt động cơ chính trong 11 phút giúp tàu giảm tốc độ hạ xuống bề mặt Mặt trăng. Sau đó, vào 18h23 giờ Mỹ cùng ngày (5h23 ngày 23/2 giờ Hà Nội), tàu Odysseus hạ cánh nhẹ nhàng gần vành miệng hố Malapert A, cách cực nam Mặt trăng khoảng 300km. Đội IM-1 đã trải qua 15 phút căng thẳng để chờ tín hiệu truyền từ tàu Odysseus.

Nếu tất cả theo đúng kế hoạch, tàu đổ bộ và các thiết bị khoa học sẽ hoạt động trong khoảng 7 ngày Trái đất trên Mặt trăng. Nhiệm vụ IM-1 sẽ kết thúc khi Mặt trời lặn ở Malapert A, bởi Odysseus không được thiết kế để sống sót qua điều kiện lạnh giá trong đêm Mặt trăng kéo dài.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Bản đồ trái đất và các hành tinh

Bản đồ trái đất và các hành tinh

Nếu bạn là người bắt đầu yêu thích môn thiên văn học thì việc nhận dạng vị trí, tên gọi, thông tin về các hành tinh trong vũ trụ không phải là điều dễ dàng.  Với Home Planet, bạn có thể dễ dàng biết được tất cả các th&ocirc

Đăng ngày: 30/03/2025
Phát hiện hành tinh “xương khô” chứa bí mật hãi hùng

Phát hiện hành tinh “xương khô” chứa bí mật hãi hùng

Một ngoại hành tinh mới được phát hiện đã tiết lộ những đặc tính hết sức vô lý, khiến các nhà khoa học bối rối và nghĩ đến những kịch bản hãi hùng về quá khứ của nó.

Đăng ngày: 30/03/2025
Sự thật

Sự thật "khủng" về sao Diêm Vương: Nhiệt độ thấp tới -200°C, một năm bằng 248 năm Trái đất?

Sao Diêm Vương, hành tinh bí ẩn cách xa Mặt trời này luôn là tâm điểm nghiên cứu của các nhà thiên văn học.

Đăng ngày: 30/03/2025
NASA/ESA chụp được

NASA/ESA chụp được "cánh cổng mở vào vũ trụ khác"

Kính viễn vọng không gian Hubble của NASA/ESA vừa chụp được hình ảnh ngoạn mục từ vùng vũ trụ xa xôi cách chúng ta tận 1.350 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 29/03/2025
Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Đặt tên cho các ngôi sao, cần cả một chiến dịch toàn cầu

Tên đăng ký phải sử dụng từ 4 đến 16 ký tự La tinh và chưa từng được đặt cho bất cứ thiên thể nào khác.

Đăng ngày: 29/03/2025
Thành phần chính của sự sống xuất hiện ở nơi không ngờ nổi

Thành phần chính của sự sống xuất hiện ở nơi không ngờ nổi

Một trong những yếu tố then chốt để sự sống như Trái Đất ra đời đã được tìm thấy ở nơi ít mong đợi nhất: "Ngoại ô" của Ngân Hà.

Đăng ngày: 29/03/2025
Lỗ đen tạo ra “cấu trúc” xoáy bí ẩn có thể mở ra “cánh cổng” vào vật chất tối

Lỗ đen tạo ra “cấu trúc” xoáy bí ẩn có thể mở ra “cánh cổng” vào vật chất tối

Các nhà vật lý cho biết, một nghiên cứu mới về cấu trúc vi mô của lỗ đen hứa hẹn sẽ  mở ra cơ hội giải đáp những bí ẩn vũ trụ.

Đăng ngày: 28/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News