Tiêu bản cá voi xanh duy nhất trên thế giới
Các loài động vật biển như cá voi, cá heo hay các loài lưỡng cư rất khó làm tiêu bản. Toàn thế giới chỉ có duy nhất một mẫu của cá voi xanh tại Thụy Điển.
Về mặt kỹ thuật, việc làm tiêu bản cho một con cá voi là có thể. Tuy nhiên, cá voi không có lông, do đó lớp da sẽ mất màu và chuyển xám sau vài năm. Chính vì thế, tiêu bản Cá voi Malm ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Gothenburg (Thụy Điển) là mẫu vật thuộc hàng hiếm nhất thế giới. (Ảnh: Bored Panda).
Năm 1865, một con cá voi xanh dạt vào bờ biển Askim gần thành phố Gothenburg. Nó khoảng 7 tháng tuổi và dài 16 m, chưa trưởng thành nhưng đủ lớn để khiến người dân địa phương xôn xao, nhiều người trong số đó chưa từng thấy cá voi. Những ngư dân phát hiện ra con cá voi đã giết nó bằng lao và rìu. (Ảnh: Cabinet Magazine).
Khi August Wilhelm Malm, thợ làm tiêu bản và giám tuyển ở bảo tàng Gothenburg, nghe nói về con cá voi, ông đã mua nó cho bộ sưu tập của mình. Để chuyển xác con vật khổng lồ này đến Gothenburg, họ đã phải dùng đến 3 tàu hơi nước và 2 xà lan, thu hút một lượng lớn người dân tò mò. (Ảnh: Ecosystemsinthesky).
Ban đầu, Malm chỉ có ý định giữ một tấm da cho bảo tàng, nhưng vào phút cuối, ông quyết định sẽ bảo quản cả con cá. Ông thuê một đội giết mổ gia súc để cắt con cá ra, loại bỏ mỡ và nội tạng. Những bộ phận của nó gồm tim, một con mắt, thanh quản, trực tràng, một phần ruột, được bảo quản bằng glycerine và cồn. (Ảnh: Amusing Planet).
Phần da được xử lý bằng muối, mùn cưa hút mỡ và đất sét trắng nghiền nhỏ, rồi phết dung dịch asen bão hòa vào bên trong. Sau khi khô, da được phủ thêm một lớp chloride thủy ngân và một lớp sơn copal trong suốt. (Ảnh: WAW).
Trong lúc đó, một khung gỗ lớn được dựng phỏng theo hình dáng con cá voi và lớp da được phủ lên khung, cố định bằng 30.000 ghim kẽm và đồng. Phần cổ được lắp bản lề, cho phép hàm mở ra và du khách có thể trèo vào trong bụng con vật. (Ảnh: DFDS).
Phần bên trong con cá voi được làm thành phòng khách với ghế ngồi, thảm và tranh treo tường. Trong quá khứ, bạn có thể trèo vào trong bất cứ lúc nào. Tuy nhiên, vào những năm 1930, một cặp đôi bị bắt gặp quan hệ tình dục bên trong. Sau vụ việc, hàm cá voi được đóng lại và chỉ mở vào những dịp đặc biệt. (Ảnh: Ian Schemper Photography).
Khi bảo tàng tổ chức kỷ niệm 100 năm tuổi cho con cá voi vào năm 1965, hơn 11.000 người ghé thăm trong 10 ngày. Đến nay, đây vẫn là tiêu bản cá voi xanh duy nhất trên thế giới. (Ảnh: Gothenburg Museum).

Những bãi biển nguy hiểm nhất thế giới
Phần lớn du khách đều muốn đi biển vào mùa hè, nhưng nhiều bãi biển tiềm ẩn những nguy hiểm chết người.

Những sự thật thú vị về cá mập khiến bạn kinh ngạc
Cá mập là một trong những sinh vật biển nguy hiểm nhất của đại dương. Chúng là những sát thủ đáng sợ đối với sinh vật biển cũng như con người. Bên cạnh sự nguy hiểm đó chúng còn có những điều rất thú vị mà bạn không ngờ tới.

Những mối quan hệ hai bên cùng có lợi
Một mối quan hệ giữa hai cá thể (loài vật, cây, con người...) chỉ tồn tại được lâu dài nếu cả hai bên đều được lợi. Đó là quy luật cộng sinh.

Tìm hiểu về loài mực - cách mà loài thân mềm yếu ớt sinh tồn
Mực có kích cỡ rất đa dạng từ khổng lồ 14m đến loài mực lùn chỉ dài 2,5cm. Các con vật này được xếp vào nhóm động vật thân mềm.

Sự thật đau lòng đằng sau khuyến cáo ngừng ăn tôm hùm Mỹ
Nhiều doanh nghiệp tôm phẫn nộ khi cơ quan bảo tồn ở đất nước cờ hoa khuyến cáo người dân ngừng ăn tôm hùm Mỹ, do hoạt động đánh bắt loài này gây nguy hại đến cá voi trơn.

Dòng đối lưu Đại Tây Dương sắp sụp đổ, "quả bom thời tiết" sẽ nổ khắp thế giới?
Biến đổi khí hậu đang làm chậm các dòng đối lưu mang nước ấm từ vùng nhiệt đới lên phía Bắc Đại Tây Dương và sẽ khiến hệ thống này sụp đổ hoàn toàn.
