Tiêu bản thực vật 230 năm tuổi của Pháp bị hải quan Australia thiêu hủy

Một sự cố hy hữu đã xảy ra, gây ra thiệt hại không thể tính toán được cho Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia Pháp, khi 105 mẫu thực vật trong một tiêu bản 230 năm tuổi thuộc sở hữu của Bảo tàng đã bị hải quan Australia thiêu hủy do thiếu giấy tờ kiểm dịch.

Tiêu bản cổ quý giá này, gồm 105 mẫu thực vật có tuổi đời từ thế kỷ 19, được Bảo tàng lịch sử tự nhiên quốc gia Pháp gửi cho các nhà khoa học thuộc phòng mẫu cây thành phố Brisbane, bang Queensland.

Vào tháng 12/2016, các nhà nghiên cứu Australia đã đề nghị Bảo tàng Pháp giúp đỡ bằng cách cho mượn tiêu bản cổ nói trên. Trong lĩnh vực khoa học, việc trao đổi này rất phổ biến, thậm chí là cần thiết nhằm thúc đẩy nghiên cứu quốc tế. Sau rất nhiều thủ tục hành chính, phía Pháp đã có thể gửi tiêu bản sang Australia vào tháng 3/2017.

Theo báo Guardian, tiêu bản đã bị hải quan Australia thiêu hủy "do thiếu giấy tờ kiểm dịch". Các giấy tờ này chứng nhận rằng không có vi khuẩn trong các mẫu vật chuyển vào lãnh thổ Australia. Thông thường chúng được sử dụng cho việc nhập khẩu hoa quả nhiệt đới hoặc động vật sống, mà rất hiếm áp dụng cho các tiêu bản.

Tiêu bản thực vật 230 năm tuổi của Pháp bị hải quan Australia thiêu hủy
Tiêu bản cổ gồm các mẫu thực vật. (Ảnh: AFP).

Đáng tiếc là vài ngày sau khi bị kiểm tra, tiêu bản cổ của Pháp đã bị thiêu hủy mà không báo trước cho chủ sở hữu. Theo ông Michel Guiraud, giám đốc sưu tầm của Bảo tàng Pháp, "đây là một mất mát không thể sửa chữa được". Trong tiêu bản này có 6 mẫu vật tiêu biểu chứa đựng tất cả các tiêu chí cho phép mô tả đầy đủ một loài thực vật.

Tại Australia cũng như tại Pháp, các nhà khoa học đều bất ngờ và nuối tiếc trước thông tin trên. "Họ đã phá hủy các dấu vết đa dạng sinh học cách đây 200 năm, đây là những tư liệu tham khảo quan trọng khi muốn nghiên cứu về biến đổi khí hậu", ông Michel Guiraud giải thích. Theo một nhà nghiên cứu Australia, trong tiêu bản bị phá hủy có những mẫu vật rất cổ và khó mà sưu tầm lại được, những mẫu vật thậm chí không còn tồn tại trong thiên nhiên ngày nay nữa.

Lucie René, đang theo học thạc sĩ ngành cổ sinh vật học tại Bảo tàng Lịch sử tự nhiên quốc gia Pháp, nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêu bản trong việc giúp các nghiên cứu sinh có một tầm nhìn về sự đa dạng của hệ thực vật tại một thời điểm chính xác trong lịch sử của hành tinh. Về mặt di sản, tiêu bản cổ này cũng cho phép mọi người tìm hiểu kiến thức cũng như phương cách khoa học của cả một thời kỳ trong quá khứ, thông qua các kỹ thuật và vật liệu dùng để bảo tồn các loài thực vật.

Nhờ công nghệ số hóa, các nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Pháp vẫn có thể quan sát các mẫu vật đã bị tiêu hủy trên màn hình máy tính của họ. Tuy nhiên đây chỉ là một sự an ủi quá khiêm tốn, vì họ không thể tiếp cận được chất liệu hữu cơ của các loài thực vật đó nữa. Theo ông Michel Guiraud, Bảo tàng Pháp sẽ tạm dừng việc cho mượn các tiêu bản và sẽ tìm hiểu xem đó chỉ là một sự cố hy hữu hay thực sự các thủ tục hành chính là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với các bộ sưu tập quý giá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lực cắn của khủng long bạo chúa nghiền nát ba xe hơi cùng lúc

Lực cắn của khủng long bạo chúa nghiền nát ba xe hơi cùng lúc

Khủng long bạo chúa khổng lồ có thể nghiền nát xương con mồi nhờ vào lực cắn và sức ép của hàm răng mạnh khủng khiếp, đủ để nghiền nát ba chiếc xe hơi cùng lúc.

Đăng ngày: 19/05/2017
Hàn Quốc phát hiện bằng chứng mới về nghi lễ hiến tế người

Hàn Quốc phát hiện bằng chứng mới về nghi lễ hiến tế người

Hai bộ xương được tìm thấy dưới tường của cố đô Gyeongju, thuộc huyện Wolseong, tỉnh Gyeongsang.

Đăng ngày: 18/05/2017
Người phát hiện kho báu Viking được thưởng 2,5 triệu USD

Người phát hiện kho báu Viking được thưởng 2,5 triệu USD

Một người dò tìm kim loại ở Anh nhận khoản tiền thưởng hậu hĩnh sau khi phát hiện nhiều hiện vật bằng vàng, bạc của người Viking từ thế kỷ thứ 10.

Đăng ngày: 17/05/2017
Khai quật mộ cổ Ai Cập 2300 năm tuổi - ít nhất 17 xác ướp cấp cao được tìm thấy

Khai quật mộ cổ Ai Cập 2300 năm tuổi - ít nhất 17 xác ướp cấp cao được tìm thấy

Năm 2017 quả là một năm bội thu của ngành khảo cổ học Ai Cập, khi có vô số lăng mộ cổ được tìm thấy.

Đăng ngày: 16/05/2017
Hóa thạch khủng long 110 triệu năm

Hóa thạch khủng long 110 triệu năm "thật" đến kinh ngạc

Một hóa thạch khủng long được phát hiện tại vùng Alberta, Canada vào năm 2011 và mới đây sẽ được đem ra trưng bày trước công chúng.

Đăng ngày: 14/05/2017
Hóa thạch 335.000 tuổi đảo lộn lý thuyết tiến hóa con người

Hóa thạch 335.000 tuổi đảo lộn lý thuyết tiến hóa con người

Niên đại hóa thạch người Homo naledi được tìm thấy ở Nam Phi cùng hành vi tập hợp xác chết có thể đảo lộn kiến thức khoa học về tiến hóa.

Đăng ngày: 12/05/2017
Tiết lộ kỹ thuật chế tạo vũ khí cổ đại từ 77.000 năm trước

Tiết lộ kỹ thuật chế tạo vũ khí cổ đại từ 77.000 năm trước

Vũ khí đá ở hang động Nam Phi vừa được các nhà khoa học công bố là bằng chứng con người đã nắm vững kỹ thuật tạo ra vũ khí cách đây khoảng 77.000 năm.

Đăng ngày: 12/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News