Tiểu hành tinh bằng tòa nhà 20 tầng "qua mặt" các chuyên gia
Các nhà khoa học phát hiện 2023 NT1 - tiểu hành tinh dài khoảng 60m, hôm 15/7, hai ngày sau khi nó lao sượt qua Trái đất.
2023 NT1 hôm 13/7 tới cách Trái đất chỉ khoảng 1/4 khoảng cách giữa Trái đất và Mặt trăng, nghĩa là rất gần xét trong không gian rộng lớn. Nó di chuyển với tốc độ ước tính 86.000km/giờ, theo NASA. Tuy nhiên, vì 2023 NT1 lao về phía Trái đất từ hướng của Mặt trời, ánh sáng chói lóa của ngôi sao này khiến các kính viễn vọng không thể quan sát được sớm hơn.
Minh họa tiểu hành tinh bay tới gần Trái đất.
Đến ngày 15/7, khi một kính viễn vọng ở Nam Phi thuộc Hệ thống Cảnh báo Cuối cùng về Tác động của Tiểu hành tinh đến Trái đất (ATLAS) - hệ thống kính viễn vọng được thiết kế để phát hiện sớm tiểu hành tinh vài ngày hoặc vài tuần trước khi xảy ra nguy cơ va chạm - quan sát được 2023 NT1 đang dần rời xa khỏi Trái đất. Hơn 10 kính viễn vọng khác sau đó cũng phát hiện tiểu hành tinh này, theo Trung tâm Hành tinh Nhỏ thuộc Liên đoàn Thiên văn Quốc tế.
Dù ghé thăm bất ngờ, 2023 NT1 không đủ lớn để được coi là vật thể có khả năng gây nguy hiểm. Sau khi tính toán quỹ đạo của tiểu hành tinh trong thập kỷ tới, các nhà thiên văn cho biết, trước mắt không có nguy cơ xảy ra va chạm. Theo một nghiên cứu gần đây, Trái đất vẫn an toàn trước các tiểu hành tinh lớn có thể gây ra đại tuyệt chủng trong vòng 1.000 năm tới.
Hướng Mặt trời là điểm mù nổi tiếng trong quá trình tìm kiếm các tiểu hành tinh gần Trái đất và 2023 NT1 không phải thiên thạch đầu tiên "qua mặt" giới khoa học. Năm 2013, một tiểu hành tinh dài khoảng 18m bay theo quỹ đạo tương tự, được ánh sáng chói của Mặt trời che giấu và chỉ bị phát hiện khi nổ tung trên bầu trời Chelyabinsk, Nga. Vụ nổ tạo ra sóng xung kích làm hư hại các tòa nhà và làm vỡ kính trong phạm vi hàng km xung quanh, khiến gần 1.500 người bị thương.
Giới khoa học đang cẩn thận theo dõi hơn 31.000 tiểu hành tinh gần Trái đất. Họ cũng hiểu rõ về những nguy hiểm mà điểm mù Mặt trời gây ra. Để giải quyết, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đang nỗ lực triển khai nhiệm vụ NEOMIR. Vệ tinh NEOMIR dự kiến phóng khoảng năm 2030, bay giữa Trái đất và Mặt trời để phát hiện những tiểu hành tinh lớn ẩn trong ánh sáng Mặt trời.

Tổng quan về sao Hỏa
Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Thiên thạch lớn cỡ nào có thể phá hủy Trái đất?
Thiên thạch có kích thước bằng một ngôi nhà khi phát nổ có thể gây ra sức công phá mạnh hơn cả bom nguyên tử năm 1945, san bằng hầu hết tòa nhà trong bán kính gần 2.500m.

Các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng về vũ trụ song song, nơi thời gian chạy…ngược
Giống hệt như phim “The Twilight Zone”, nhóm các nhà khoa học NASA đang nghiên cứu tại Nam Cực đã phát hiện bằng chứng về một vũ trụ song song – nơi các quy tắc vật lý hoàn toàn đối lập với vũ trụ của chúng ta.

Điều gì xảy ra nếu bạn rơi vào một ngôi sao neutron đen?
Sao neutron đen là một vật thể bí ẩn, đen tối đã xuất hiện ở rìa ngoài Hệ Mặt Trời của chúng ta.

Vì sao con người lại sở hữu đôi mắt của những kẻ săn mồi hàng đầu?
Giống như hổ, sư tử và các động vật ăn thịt lớn khác, mắt của chúng ta tập trung về phía trước, nghĩa là chúng ta có thể nhìn rõ khu vực phía trước để theo dõi và săn con mồi.

Tìm hiểu các thành phần của vũ trụ
Đến nay, các nhà khoa học đã xác định vũ trụ bao gồm ba phần riêng biệt: Vật chất có thể quan sát và đo lường được. Hai thành phần lý thuyết khác được gọi là vật chất tối và năng lượng tối.
