Tiểu hành tinh mới được đặt tên theo cô gái nhận giải Nobel Hòa bình
Các nhà khoa học lấy tên Malala Yousafzai, cô gái nhận giải thưởng Nobel Hòa bình 2014, để đặt tên cho một tiểu hành tinh.
Đặt tên cho tiểu hành tinh mới
Tiểu hành tinh mới có tên đầy đủ là 316201 Malala (2010 ML48), nằm trong vành đai chính giữa sao Hỏa và sao Mộc. 316201 Malala có chiều rộng khoảng 4 m, quay quanh quỹ đạo Mặt Trời với chu kỳ 5,5 năm. Các nhà thiên văn học phát hiện nó cách ngày 23/6/2010.
Tiểu hành tinh mang tên Malala (màu đỏ, trong vòng tròn). (Ảnh: Independent)
Tiến sĩ Amy Mainzer, chuyên gia của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), cho biết trong số rất nhiều tiểu hành tinh, một số được đặt tên theo những người có đóng góp hay cống hiến nhất định của phụ nữ.
"Tiến sĩ Carrie Nugent và tôi đã đọc câu chuyện về Malala và nghĩ rằng nếu có ai đó xứng đáng để lấy tên cho một tiểu hành tinh, thì chính là cô gái ấy", Independent dẫn lời Mainzer nói. Mainzer hy vọng rằng cái tên này sẽ nhắc nhở giới trẻ rằng khoa học và kỹ thuật dành cho tất cả mọi người.
Malala Yousafzai là người Pakistan, sinh năm 1997, chủ nhân giải thưởng Nobel Hòa bình 2014. Cô từng bị phe Taliban bắn trọng thương ở đầu vào tháng 10/2012 vì đấu tranh đòi quyền cho các bé gái được đi học.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".
