NASA mở cuộc thi "săn" tiểu hành tinh

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tổ chức một cuộc thi để các nhà khoa học giúp họ “săn lùng” các tiểu hành tinh có thể va vào Trái đất.

Ngày 10/3, NASA đã ra thông báo về cuộc thi có tên “Asteroid Data Hunter” (Thợ săn dữ liệu tiểu hành tinh) dành cho các nhà khoa học nhằm phát triển các thuật toán để xác định các tiểu hành tinh xung quanh Trái đất. Giải thưởng cho người thắng cuộc trong cuộc thi lên tới 35 ngàn USD (hơn 700 triệu đồng).

Có hàng triệu các tiểu hành tinh quay quanh Mặt trời và các nhà khoa học muốn xác định được càng nhiều tiểu hành tinh càng tốt. Việc xác định được vị trí của các tiểu hành tinh sẽ giúp loài người tránh được thảm họa diệt vong như loài khủng long trước đây.


Nếu phát hiện tiểu hành tinh, NASA sẽ tiến hành thám hiểm và nghiên cứu. (Ảnh: NASA)

Trong khi NASA khẳng định rằng, việc tiểu hành tinh khổng lồ sẽ và vào Trái đất vào năm 2036 như nhiều người thông tin là khó có thể xảy ra (chỉ với tỉ lê 1/48.000), dường như các nhà khoa học lại bỏ qua rất nhiều vụ va chạm với các tiểu hành tinh cỡ nhỏ trong những năm qua.

Điển hình là hồi tháng 2 năm ngoái, một tiểu hành tinh có kích thước khoảng 20 mét đã nổ bầu trời nước Nga với sức công phá tương đương với 500 ngàn tấn thuốc nổ TNT khiến hơn 1000 người bị thương.

“Số lượng tiểu hành tinh được xác định ở thời điểm hiện tại chỉ bằng 1% con số thực tế đang bay quanh quỹ đạo của Mặt trời”, Chris Lewicki, Chủ tịch kiêm Kỹ sư trưởng của Planetary Resources nói. “Chúng tôi vui mừng được hợp tác với NASA trong cuộc thi này để nâng cao tri thức của chúng ta về các tiểu hành tinh có thể tồn tại nguy cơ gây hại, điểm đến của loài người hoặc giàu có về tài nguyên”.

Mục tiêu của NASA là phát hiện những tiểu hành tinh chưa được biết tới sau đó theo dõi và mô tả chúng. Trong cuộc thi này, các nhà khoa học sẽ được phép sử dụng các hình ảnh từ các đài thiên văn đặt trên mặt đất để phát triển thuật toán xác định các tiểu hành tinh. Nếu như phát hiện ra tiểu hành tinh có nguy cơ gây hại, NASA sẽ tìm cách làm chệch hướng của tiểu hành tinh.

“Để bảo vệ trái đất khỏi các nguy cơ từ tiểu hành tinh thì trước hết phải hiểu về chúng”, Jenn Gustetic, người điều hành các cuộc thi và giải thưởng của NASA cho hay. “Bằng việc mở ra cuộc thi tìm kiếm tiểu hành tinh, chúng ta sẽ khai thác được tiềm năng sáng tạo của các nhà khoa học ở khắp mọi nơi để giúp giải quyết thách thức toàn cầu này”.

Cuộc thi của NASA sẽ bắt đầu vào 17/3 tới đây và sẽ kéo dài trong 6 tháng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Khám phá các giai đoạn trong chu kỳ của Mặt Trăng

Các giai đoạn (pha) của Mặt Trăng thay đổi một cách tuần hoàn, phụ thuộc vào góc chiếu của Mặt Trời tới Mặt Trăng và vị trí quan sát trên Trái Đất.

Đăng ngày: 06/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News