Tim cá ngựa vằn có thể tự "mọc" lại

Khi một phần tim của cá ngựa vằn bị cắt đi, tế bào gốc ở tim sẽ kết hợp với lớp tế bào trên bề mặt vết thương để tạo ra những mô mới, thay thế cho phần đã mất, các nhà khoa học Mỹ cho biết. Đây là phát hiện của các chuyên gia y khoa tại Đại học Duke, bang North Carolina, Mỹ.

Ở động vật có vú, bao gồm cả con người, cơ tim có rất nhiều giới hạn trong việc hồi phục sau tổn thương. Sau cơn nhồi máu cơ tim, hàng triệu các tế bào cơ tim (cardiomyocytes) chết đi và được thay thế vào đó là một vết sẹo. Không giống động vật có vú, các động vật có xương sống khác có thể phục hồi tốt hơn từ các tổn thương tim. Cụ thể, trường hợp của một vài loài cá, bao gồm cả cá ngựa vằn, được các nhà khoa học sử dụng như mô hình động vật để nghiên cứu y sinh học vì chúng có chung phần lớn các gene với con người.

Với tên khoa học là Danio rerio, cá ngựa vằn không chỉ là một giống cá nước ngọt nhỏ, một loài cá cảnh được ưa chuộng mà còn là mẫu sinh vật tái tạo có xương sống quan trọng trong nghiên cứu khoa học.


Cá ngựa vằn có thể tái tạo lại 20% cơ tim bị phá hủy chỉ sau hai tháng.

Nếu một con cá ngựa vằn bị tổn thương tim, ngay lập tức chúng sẽ tái tạo một quả mới để thay thế. Cá ngựa vằn có thể tái tạo lại 20% cơ tim bị phá hủy chỉ sau hai tháng.

Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng một số tác nhân tăng trưởng sẽ hỗ trợ những tương tác giữa tế bào gốc lớp tế bào bảo vệ khi tim cá ngựa vằn bị tổn thương.

Từ trước tới nay, giới khoa học vẫn tin rằng, tất cả động vật có xương sống đều có khả năng tái tạo tế bào tim; nhưng vì những lý do nào đó, khả năng này lại "ngủ yên" ở loài người và động vật có vú. Việc phát hiện ra nguyên nhân của tình trạng "ngủ yên" này có thể dẫn tới sự ra đời của những biện pháp phục hồi mô tim bị tổn thương bởi bệnh tật.

"Trong tim của động vật có vú có rất nhiều loại tế bào gốc, nhưng nó lại không có khả năng tự tái tạo khi bị tổn thương", Kenneth Poss, trưởng nhóm nghiên cứu, cho biết. Ngược lại, tim của cá ngựa vằn tự hồi sinh mạnh mẽ khi bị tổn thương. Những nghiên cứu trong tương lai về loài cá ngựa vằn có thể giúp tìm ra nguyên nhân tại sao chức năng tự tái tạo lại không hoạt động ở tim động vật có vú và những biện pháp để đánh thức khả năng ấy.


Tim cá ngựa vằn (zebrafish) tự nhân đôi khi gặp tổn thương.

Nếu như gan người có thể tự tái tạo còn các loại bò sát hay lưỡng cư có thể tự mọc lại đuôi thì khả năng tái tạo tim của cá ngựa vằn đi đầu trong việc nghiên cứu về sự phát triển của tim mạch. Tuy nhiên, tim của loài cá này lại vô cùng đặc biệt bởi chúng chỉ có một tâm nhĩ và một tâm thất đồng thời có tới hai cấu trúc khác hoàn toàn so với tim người.

Đối với các loài động vật khác thì quả tim làm nhiệm vụ vận chuyển oxy đi khắp cơ thể. Tuy nhiên với cá thì các xoang ở sống lưng vận chuyển dưỡng khí qua lại giữa tâm thất và tâm nhĩ. Tâm thất càng mỏng thì tường động mạch càng dày và máu được bơm lên tâm nhĩ càng nhanh.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng

Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Đăng ngày: 29/03/2025
Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Xác người đàn ông Indonesia trong bụng trăn dài 7 mét

Dân làng ở Indonesia tìm thấy xác người bạn mất tích sau khi dùng dao rạch bụng con trăn khổng lồ bị bắt ở sau vườn.

Đăng ngày: 28/03/2025
Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Những loài động vật làm gì để vượt qua mùa đông băng giá?

Mời các bạn theo dõi infographic sau đây để biết chi tiết hơn về cách mà từng loài động vật vượt qua mùa đông băng giá.

Đăng ngày: 26/03/2025
Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Những loài vật giết người nhiều nhất thế giới

Đối với con người, loài động vật được coi là "sát nhân" nguy hiểm nhất trên Trái Đất không phải là cá mập hay hổ, sư tử.

Đăng ngày: 22/03/2025
Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Loài rắn siêu tí hon cực lạ ở Việt Nam

Thoạt nhìn, nhiều người sẽ lầm tưởng chúng là giun đất trưởng thành, cho đến khi chiếc lưỡi chẻ đôi đặc trưng của loài rắn thè ra khiến họ giật mình hãi hùng. Chúng thực sự là một loài rắn với đầy đủ các đặc điểm cấu tạo của rắn: có xương sống, có vảy, và đầu ngóc lên khi bò.

Đăng ngày: 21/03/2025
Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Những loài động vật di cư dài nhất trong tự nhiên

Nhạn biển Bắc Cực, rùa da, chuồn chuồn là ba trong số những loài động vật có những chuyến di cư dài nhất trong tự nhiên.

Đăng ngày: 15/03/2025
Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Vì sao rắn lột xác yếu ớt tột cùng?

Với loài rắn, dù là loại rắn bé tẹo hay hổ mang khổng lồ nọc độc chết người đều phải trải qua màn lột xác (thay da) trung bình 4 đến 8 lần trong mỗi năm. Vậy tại sao rắn phải lột xác?

Đăng ngày: 15/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News