Tìm hiểu hiện tượng "giả chết" trong thế giới động vật

Hiện tượng giả chết khá phổ biến trong thế giới động vật. Bạn có thể thấy điển hình ở loài chồn Oposum, khi bị tấn công bởi một kẻ săn mồi tàn bạo và không có cách nào trồn thoát, chúng sẽ cuộn mình bất động, lè lưỡi, chảy dãi và xì ra dung dịch cực thối từ hậu môn.

Những thứ kinh tởm này khiến kẻ tấn công nới lỏng thế kìm kẹp và mất hứng rời đi vì chả ai muốn xơi một bữa ăn không ngon lành gì. 10 phút sau, chồn Oposum trở lại trạng thái cũ và vui vẻ ung dung như chưa có chuyện gì xảy ra.

Tìm hiểu hiện tượng giả chết trong thế giới động vật

Từ vượn cáo, thạch sùng, kiến đến các loài lưỡng cư, gà, thậm chí cá mập,... hàng trăm loài vật dùng cách giả chết để thoát thân. Hiện tượng giả chết này được các nhà khoa học gọi là hiện tượng chết cứng - Tonic Immobility (TI). TI có khá nhiều biến thể tùy vào mỗi loài động vật và các tình huống khác nhau. Nhưng tạo ra mùi khó chịu và dáng nằm kì quặc là phương pháp phổ biến thường được áp dụng nhất.

Tìm hiểu hiện tượng giả chết trong thế giới động vật

Nhiều cơ chế sinh học ẩn dưới những màn diễn này. Bắt nguồn từ hệ thần kinh đối giao cảm kiểm soát vòng tuần hoàn nghỉ ngơi và tiêu hóa. Ở chồn Oposum, hệ thần kinh đối giao cảm khiến nhịp tim của chúng giảm còn gần một nửa, nhịp thở còn một phần ba và thân nhiệt giảm hơn nửa độ C trong một tiếng đồng hồ.

Tìm hiểu hiện tượng giả chết trong thế giới động vật

Nhưng muốn kiểm soát hiện tượng đó không hề đơn giản. Những “diễn viên” này luôn phải cảnh giác xung quanh xem khi nào an toàn để tỉnh dậy. Ví dụ, gà có thể cảm nhận sự hiện diện của kẻ thù xung quanh, các nhà khoa học đã thử nghiệm bằng cách dùng diều hâu nhồi bông và nhận thấy, những chú gà trong thí nghiệm tỉnh dậy nhanh hơn khi diều hâu đảo sang chỗ khác.

Tìm hiểu hiện tượng giả chết trong thế giới động vật

Ngoài việc phòng thân, một số loài áp dụng TI với mục đích khác. Khi cá Ali thấy đói, chúng nằm ỳ dưới đáy hồ, những vết đốm trên thân khiến chúng giống như con cá chết bị thối rữa, nếu một con cá phàm ăn nào đó tiến lại gần, tên lừa đảo sẽ chồm dậy và bắt lấy chúng.

Tìm hiểu hiện tượng giả chết trong thế giới động vật

Con người cũng có thể trải qua TI khi gặp tình huống đáng sợ, nó giải thích vì sao một số nạn nhân không bỏ chạy hay chiến đầu mà chỉ cứng đơ người trước những mối nguy hiểm. Việc nghiên cứu TI không chỉ giúp chúng ta hiểu thêm về các cơ thế tự vệ trong tự nhiên mà còn giúp hiểu rõ hơn về bản thân chúng ta.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mèo dài nhất thế giới

Mèo dài nhất thế giới

Chú mèo Maine Coon (2 tuổi) tên Barivel ở thị trấn Vigevano (tỉnh Pavia, miền bắc Ý) đã trở thành mèo dài nhất thế giới, theo Hãng UPI.

Đăng ngày: 26/01/2019
Chuột có khả năng chẩn đoán bệnh lao

Chuột có khả năng chẩn đoán bệnh lao

Trong khi kỹ thuật viên phòng thí nghiệm phải cần 4 ngày để phát hiện bệnh lao thì 1 con chuột được huấn luyện có thể kiểm tra 100 mẫu vật trong 20 phút và chi phí không quá 0,2 USD.

Đăng ngày: 25/01/2019
Tinh tinh bắt chước nhân viên vệ sinh, tự quét dọn chuồng bằng chổi

Tinh tinh bắt chước nhân viên vệ sinh, tự quét dọn chuồng bằng chổi

Một con tinh tinh bắt chước các nhân viên vệ sinh, tự mình dùng chổi quét dọn chuồng ở sở thú.

Đăng ngày: 24/01/2019
Phát hiện thằn lằn lưỡi xanh hai đầu ở Australia

Phát hiện thằn lằn lưỡi xanh hai đầu ở Australia

Một con thằn lằn lưỡi xanh hai đầu cực kỳ quý hiếm đã được trao cho Công viên bò sát Australia chăm sóc.

Đăng ngày: 23/01/2019
Bí mật của chiếc đuôi công

Bí mật của chiếc đuôi công

Nghe thì có vẻ không thuyết phục, bởi chiếc đuôi xòe càng to thì sẽ càng thu hút sự chú ý của các loài động vật khác, đặc biệt là với những kẻ đi săn như báo, linh cẩu, hổ.

Đăng ngày: 23/01/2019
Lươn sông Thames bị tăng động vì nước chứa đầy cocaine

Lươn sông Thames bị tăng động vì nước chứa đầy cocaine

Những con lươn sống trong sông Thames nổi tiếng ở thủ đô London, Anh đang trở nên tăng động do dòng nước chứa đầy chất ma túy.

Đăng ngày: 22/01/2019
Cặp chim cánh cụt đồng tính gây sốt ở Úc có con gái

Cặp chim cánh cụt đồng tính gây sốt ở Úc có con gái

Có vẻ như mới hôm qua cặp chim cánh cụt đồng tính Sphen và Magic ở thủy cung Sydney, Úc, khiến trái tim cư dân mạng tan chảy vì đã đưa một bé chim cánh cụt đến với thế giới.

Đăng ngày: 22/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News