Tìm hiểu tập tính ôm hôn "thắm thiết" của cầy thảo nguyên
Hành vi ôm hôn không chỉ có ở loài người, mà trong thế giới động vật, cũng có một số loài thực hiện hành vi ấy. Điển hình nhất có thể kể đến là tập tính ôm hôn ở loài cầy thảo nguyên (Prairie Dog), cũng chính là cách loài vật này dùng để nhận dạng hoặc “chào hỏi” lẫn nhau.
Hôn để nhận diện thành viên trong cùng đàn
Hành vi ôm hôn ở cầy thảo nguyên diễn ra khá thường xuyên. Cứ mỗi khi chúng gặp nhau, dù là vô tình hay cố ý chạm mặt, chúng đều sẽ thực hiện “nghi thức” ôm hôn ấy, với mục đích chính là nhận dạng xem liệu đối phương có phải thành viên cùng đàn với mình hay không.
Hành vi ôm hôn diễn ra giữa mỗi con cầy thảo nguyên sẽ giúp chúng nhận dạng lẫn nhau.
Đàn (hay gia đình) là một đơn vị xã hội cơ bản trong quần thể loài cầy thảo nguyên. Mỗi đàn sẽ sinh sống tại một khu vực lãnh thổ nhất định. Và, giống như những loài động vật sống theo bầy/đàn khác, việc xâm phạm lãnh thổ là một hành vi không thể chấp nhận đối với loài động vật này. Chúng sẽ xem đó là hành động khiêu chiến hay đe dọa, hay như thể là một hành vi gây nguy hiểm cho đàn của chúng. Thế nên, hành vi ôm hôn diễn ra giữa mỗi con cầy thảo nguyên sẽ giúp chúng nhận dạng lẫn nhau. Đặc biệt đối với cầy thảo nguyên cái, chúng sẽ hôn từng con non một để nhận biết em bé nào là con của nó.
Cầy thảo nguyên hôn như thế nào?
Cách “hôn” thông thường của cầy thảo nguyên sẽ là chạm mũi, môi và “khóa răng” lại với nhau, hoặc thỉnh thoảng chỉ là những cái hôn lên má. Đôi khi chúng còn hôn kiểu Pháp nữa.
Thông qua kiểu “chào hỏi xã giao" này, chúng sẽ có thể nhận biết được liệu đối phương “là bạn hay địch”.
Đôi khi chúng sẽ hôn kiểu Pháp.
- Nếu là bạn (thành viên cùng bầy), chúng sẽ tiếp tục chơi đùa cùng nhau, hoặc là chải chuốt cho nhau, ôm hôn thắm thiết hơn nữa chẳng hạn… hoặc là cứ thế “lướt qua đời nhau”, thế là xong.
- Nếu là địch (thành viên khác bầy), thì sau khi hôn xã giao xong, chúng hoàn toàn có thể lao vào tẩn nhau, hoặc là “chơi rượt đuổi” chẳng hạn. Cụ thể thì nếu chúng nhận ra đối phương là thành viên khác bầy, chúng sẽ giật nảy mình và nhảy ra xa, sau đó sẽ rít lên vài tiếng để cảnh báo hoặc trực tiếp “tát” vào mặt đối phương.
Hành vi ôm hôn này của cầy thảo nguyên được đánh giá tương tự như việc bắt tay, ôm hôn chào hỏi xã giao như ở loài người vậy.
Với những mô tả mà giới khoa học ghi nhận lại như trên cho thấy, loài cầy thảo nguyên này đúng kiểu yêu thương thì yêu thương lắm, mà ghét thì cũng ghét ra mặt chứ không có thảo mai, hay kiểu bằng mặt mà không bằng lòng…

"Tứ đại quốc khuyển" của Việt Nam gồm những giống chó quý hiếm nào?
Việt Nam có bốn giống chó nội được gọi là tứ đại quốc khuyển gồm chó Bắc Hà, chó lài, chó HMông cộc đuôi và chó Phú Quốc.

Điểm danh những giống chó nguy hiểm nhất thế giới
Một số vụ chó pitbull cắn chết người trong thời gian gần đây đã khiến dư luận vô cùng hoảng sợ. Tuy nhiên, đây không phải giống chó duy nhất nguy hiểm trên thế giới.

Vì sao cá sủ vàng được bán giá đắt đỏ?
Bắt được con cá sủ vàng, ngư dân đó sẽ thu khoản lời lên đến hàng trăm triệu, vì vậy chúng được người đi biển gọi là "cục vàng biết bơi" hay "lộc trời của Việt Nam".

Những điều bạn chưa biết về cá hải tượng
Cá hải tượng là một loài cá nước ngọt sống ở vùng nhiệt đới Nam Mỹ. Đây là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới.

Loài vật có khả năng khiến Trái đất rung chuyển khi làm "chuyện ấy"
Theo một nghiên cứu mới đây thì hóa ra mỗi khi đến thời điểm làm "chuyện ấy", chúng thực sự đã khiến toàn bộ Trái đất rung chuyển.

Tại sao tằm lại thích ăn lá dâu nhất?
Cách đây khoảng 18 triệu năm, trên Trái đất đã có một loài thực vật là cây dâu. Cây dâu vốn sinh trưởng ở khu vực nóng ẩm, là loài cây xanh quanh năm, sau khi đến với vùng ôn đới mới dần dần trở thành loài cây rụng lá.
