Tìm kiếm sự sống trên sao Hỏa

Thiết bị thăm dò tự hành tối tân nhất của Mỹ sẽ đào bề mặt sao Hỏa để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống khi đáp xuống hành tinh đỏ vào tháng sau.

Curiosity, tên của thiết bị tự hành của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) đang bay tới sao Hỏa, sẽ đáp xuống hành tinh đỏ vào ngày 5/8. Nơi mà nó sẽ hạ cánh là hố Gale, vùng có niên đại 3,5 tỷ năm trên bề mặt sao Hỏa. Sau khi tiếp cận bề mặt hành tinh, thiết bị sẽ khoan, đào đất và phân tích các mẫu đá để tìm kiếm những dấu hiệu của sự sống, Space đưa tin.


Hình minh họa cảnh tượng thiết bị tự hành Curiosity đáp xuống bề mặt sao Hỏa hôm 5/8.

“Thách thức hiện tại của các thiết bị thăm dò tự hành trên sao Hỏa là chúng chưa từng phát hiện bất kỳ hợp chất hữu cơ nào. Chúng tôi biết các phân tử hữu cơ có thể tồn tại trên hành tinh đó, song các cỗ máy chưa tìm thấy chúng trong đất”, Alexander Pavlov, một chuyên gia của NASA, phát biểu.

Những phân tử hữu cơ phức tạp, chẳng hạn như những chất có từ 10 nguyên tử carbon trở lên, có thể là bằng chứng đáng tin cậy về sự tồn tại của sinh vật sống trong quá khứ, bởi chúng có khả năng tạo nên những sinh vật.

Các nhà khoa học của NASA tin rằng cơ hội tìm thấy phân tử hữu cơ ở độ sâu từ 2 cm trở xuống gần như bằng không. Lớp đất trên cùng của sao Hỏa hấp thu quá nhiều bức xạ vũ trụ trong suốt hàng tỷ năm qua nên rất có thể các chất hữu cơ đã bị hủy diệt.

“Nhưng nếu đào sâu hơn vài cm, việc mà Curiosity có thể thực hiện, rất có thể nó sẽ tìm thấy những phân tử hữu cơ đơn giản”, các nhà nghiên cứu nhận định.

Một số nghiên cứu trước đây chứng minh rằng bức xạ vũ trụ chỉ có thể vươn tới độ sâu tối đa 1,5m trong đất. Vì thế những phân tử hữu cơ bên dưới độ sâu đó có thể tồn tại trong vài tỷ năm.

Ngay cả khi Curiosity tìm thấy những phân tử hữu cơ đơn giản thì phát hiện đó không đồng nghĩa với việc những dạng sống từng xuất hiện trên sao Hỏa.

“Rất có thể những chất hữu cơ đơn giản tới từ những nguồn khác, như thiên thạch và bụi vũ trụ”, các nhà nghiên cứu của NASA giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

11 vụ núi lửa phun trào kinh hoàng nhất trong lịch sử

Tambora, Krakatoa,Yellowstone... là những cái tên rất nổi bật trong số 11 đợt núi lửa phun trào dữ dội nhất lịch sử này.

Đăng ngày: 05/04/2025
Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Những điều bạn chưa biết về thiên thạch

Thiên thạch là gì? Một câu hỏi nghe rất quen thuộc, tưởng chừng dễ ấy thế mà nó đã và đang đánh đố không ít người.

Đăng ngày: 03/04/2025
Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian

Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Đăng ngày: 02/04/2025
Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân

Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Đăng ngày: 28/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News