Tìm ra cách chụp ảnh lỗ đen sắc nét hơn nhiều
Các nhà khoa học Harvard là những người vừa tuyên bố tìm ra cách chụp những bức ảnh sắc nét hơn về lỗ đen so với những hình ảnh mờ cũ có sẵn cho đến nay.
Năm ngoái, liên minh quốc tế gồm các nhà khoa học, người điều hành Kính thiên văn Chân trời Sự kiện (EHT) đã tiết lộ hình ảnh đầu tiên về bóng của lỗ đen. Ngay sau đó sự kiện đã nhận được sự quan tâm đặc biệt của giới nghiên cứu khoa học.
Tiếp theo cho những thành công bước đầu, trong nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tiếp tục tính toán và dự đoán cấu trúc bên trong các lỗ đen gây ra bởi sự uốn cong ánh sáng cực kỳ hấp dẫn.
Hình ảnh đầu tiên về lỗ đen.
Tác giả chính Michael Johnson của Trung tâm Vật lý thiên văn Harvard và Smithsonian đã mô tả cách làm thế nào vòng xoáy photon xung quanh lỗ đen có thể là chìa khóa để mở khóa những bức ảnh sắc nét.
"Hình ảnh của một lỗ đen thực sự chứa một loạt các vòng tròn lồng vào nhau", Johnson nói. "Mỗi vòng liên tiếp có cùng đường kính nhưng ngày càng sắc nét hơn vì ánh sáng của nó quay quanh lỗ đen nhiều lần hơn trước khi đến với người quan sát. Với hình ảnh EHT hiện tại, chúng ta đã thoáng thấy sự phức tạp đầy đủ sẽ xuất hiện trong hình ảnh của bất kỳ lỗ đen nào”.
Bằng cách xếp chồng các hình ảnh của một chuỗi con trong lỗ đen, một ngày nào đó chúng ta có thể tạo ra một bức ảnh hoàn chỉnh sắc nét hơn nhiều về hình dạng của một lỗ đen.
"Điều thực sự làm chúng tôi ngạc nhiên là trong khi các dây con lồng nhau hầu như không thể nhìn thấy bằng mắt thường trên hình ảnh thì hình ảnh thậm chí hoàn hảo của chúng là những tín hiệu mạnh và rõ ràng cho các mảng của kính viễn vọng gọi là giao thoa kế.
Mặc dù việc chụp ảnh lỗ đen thông thường đòi hỏi nhiều kính viễn vọng phân tán, các dây con là hoàn hảo để nghiên cứu chỉ sử dụng hai kính viễn vọng cách nhau rất xa”, Johnson nhấn mạnh.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?
Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.
