Tìm ra cách giúp cây nông nghiệp chịu được nắng nóng

Trước việc các loại cây nông nghiệp trên khắp thế giới bị đe dọa bởi nhiệt độ tăng cao, một nhóm nhà nghiên cứu Mỹ và Trung Quốc đã tìm ra cách giúp thực vật sống sót trong cái nóng khắc nghiệt.

Các nhà khoa học tại các trường đại học của Mỹ bao gồm Yale, California, Berkeley và Duke đã phối hợp cùng Đại học nông nghiệp Tao Chen Huazhong (Trung Quốc) để phát triển một phương pháp giúp thực vật có khả năng chống chịu tốt hơn trước thời tiết nắng nóng.

Tìm ra cách giúp cây nông nghiệp chịu được nắng nóng
Các loài thực vật được phát triển chịu nhiệt nhằm giúp ngăn ngừa khủng hoảng lương thực trong các đợt nắng nóng.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng thời tiết nắng nóng đã khiến axit salicylic (một loại hormone của thực vật) bị suy yếu. Điều này khiến khả năng phòng vệ của chúng mất đi tác dụng trước sự tấn công của côn trùng và mầm bệnh.

Để ngăn chặn sự sụt giảm axit salicylic do nắng nóng, các nhà khoa học đã tiến hành giải trình tự gene của cây trồng ở các nhiệt độ khác nhau nhằm tìm ra loại gene làm suy giảm hormone axit salicylic. Từ đây, họ đã phát hiện CBP60g chính là gene khiến khả năng phòng vệ của cây lương thực bị mất đi.

Nhóm nghiên cứu giải thích: khi CBP60g ngừng hoạt động vì quá nóng, nó sẽ đồng thời khiến việc sản xuất protein (chìa khóa tạo ra nhiều axit salicylic) cũng bị ngừng lại và làm cho sức phòng vệ của cây bị giảm sút.

Chính vì vậy, họ đã phát triển gene CBP60g đột biến có khả năng hoạt động dưới cả thời tiết nắng nóng, nhằm ngăn chặn sự tấn công của mầm bệnh và sâu bọ.

Theo Đài Euronews, các loại cây lương thực như cải dầu và cải xoong đang cho kết quả khả quan khi được thử nghiệm với gene CBP60g đột biến.

"Nếu đột biến gene này giúp các cây trồng lương thực thông thường khác thích ứng được với điều kiện nắng nóng, nó sẽ giúp năng suất cây lương thực vẫn được đảm bảo ổn định", Euronews cho biết thêm.

Tuy nhiên, việc áp dụng gene CBP60g đột biến lên cây lương thực sẽ vẫn cần thời gian đánh giá thêm, bởi nhóm nghiên cứu vẫn chưa biết được liệu hương vị và độ an toàn có được đảm bảo hay không.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Anh phát hiện loài hoa súng khổng lồ mới, lá rộng 3 mét, sống được 177 năm

Anh phát hiện loài hoa súng khổng lồ mới, lá rộng 3 mét, sống được 177 năm

Ngày 4/7, các chuyên gia tại vườn bách thảo Kew Gardens ở thủ đô London (Anh) cho biết, họ đã phát hiện loài hoa súng khổng lồ mới, xuất hiện lần đầu tiên từ giữa thế kỷ XIX.

Đăng ngày: 05/07/2022
Những khu rừng đầu tiên trên Trái đất xuất hiện khi nào?

Những khu rừng đầu tiên trên Trái đất xuất hiện khi nào?

Thực vật xuất hiện trên cạn khoảng 470 triệu năm trước, nhưng cây gỗ và rừng cây vẫn chưa hình thành cho đến cách đây gần 390 triệu năm.

Đăng ngày: 04/07/2022
Những cây cổ nhất thế giới tiết lộ cơn bão mặt trời lớn nhất trong lịch sử

Những cây cổ nhất thế giới tiết lộ cơn bão mặt trời lớn nhất trong lịch sử

Sự kiện Carrington năm 1859 đã cho chúng ta một cái nhìn trước về mức độ thảm khốc của Mặt trời đối với nhân loại. Nhưng nó có thể trở nên tồi tệ hơn chúng ta tưởng tượng.

Đăng ngày: 04/07/2022
Nghiên cứu thú vị: Muỗi bị thiếu ngủ cũng “lười” đi hút máu người và các loài động vật

Nghiên cứu thú vị: Muỗi bị thiếu ngủ cũng “lười” đi hút máu người và các loài động vật

Muỗi cần ngủ để hoạt động tốt, giống như chúng ta. Trên thực tế, muỗi trong phòng thí nghiệm ngủ từ 16 đến 19 giờ mỗi ngày, tùy thuộc vào loài và mức độ hoạt động diễn ra xung quanh chúng.

Đăng ngày: 04/07/2022
Phát hiện loài cây độc lạ chuyên gia bẫy con mồi dưới lòng đất

Phát hiện loài cây độc lạ chuyên gia bẫy con mồi dưới lòng đất

Các nhà khoa học phát hiện loài thực vật ăn thịt, bẫy con mồi dưới lòng đất ở Indonesia.

Đăng ngày: 03/07/2022
Hạn hán tạo điều kiện cho dế khổng lồ

Hạn hán tạo điều kiện cho dế khổng lồ "xâm chiếm" bang miền tây nước Mỹ

Hạn hán đang tạo điều kiện cho dế Mormon sinh sôi nảy nở ở bang Oregon, đe dọa cuộc sống của nông dân và các chủ trang trại.

Đăng ngày: 01/07/2022
Sinh vật Tây Tạng 10.000 tuổi sắp hồi sinh, có thể gây đại dịch mới?

Sinh vật Tây Tạng 10.000 tuổi sắp hồi sinh, có thể gây đại dịch mới?

Các nhà khoa học đã bị sốc khi phát hiện ra 900 loài vi sinh vật chưa từng biết đến trên thế giới đang bị niêm phong trong băng vĩnh cửu ở Tây Tạng, trong đó có những loài có thể gây đại dịch mới.

Đăng ngày: 01/07/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News