Tìm ra cách "tái chế" khí carbon dioxide thành nhựa

Các nhà khoa học phát triển một phương pháp giúp chuyển đổi hiệu quả khí nhà kính carbon dioxide (CO2) thành chất dẻo.

Nhóm nghiên cứu tại Đại học Toronto (Canada), Đại học California, Berkeley (Mỹ) và Trung tâm Nguồn sáng Canada (CLS) đã thành công trong việc tìm ra các điều kiện lý tưởng để chuyển đổi khí carbon dioxide (CO2) thành ethylene (C2H4). Ethylene được sử dụng để chế tạo polyethylene – loại nhựa phổ biến nhất thế giới.

Tìm ra cách tái chế khí carbon dioxide thành nhựa
Bề mặt của chất xúc tác đồng với cấu trúc nano giúp chuyển đổi CO2 thành ethylene. (Ảnh: CLS).

Trọng tâm của thí nghiệm là phản ứng khử của carbon dioxide, giúp chuyển đổi loại khí này thành hàng loạt hợp chất khác nhau. Nhiều kim loại có thể được dùng làm chất xúc tác, nhưng nhóm nghiên cứu đã chọn đồng vì việc sử dụng nó sẽ tạo ra ethylene.

"Đồng là kim loại kỳ diệu. Nó đóng vai trò là chất xúc tác trong phản ứng để tạo ra nhiều hóa chất khác nhau như methane, ethylene, và ethanol. Tuy nhiên, việc kiểm soát những sản phẩm tạo ra khi sử dụng đồng khá khó khăn" - Phil De Luna – trưởng nhóm nghiên cứu – cho biết.

Nhóm nghiên cứu cũng xác định những điều kiện chính xác để tối đa hóa lượng sản phẩm ethylene trong quá trình phản ứng, đồng thời giảm thiểu sản phẩm phụ methane (CH4) và carbon monoxide (CO).

"Tôi nghĩ rằng tương lai sẽ có rất nhiều công nghệ biến khí thải thành những thứ có giá trị. Chúng tôi đang nỗ lực phát triển những cách mới và bền vững để đáp ứng nhu cầu sử dụng năng lượng của tương lai" - De Luna nói.

Theo CLS, cùng với công nghệ thu giữ carbon, công nghệ biến carbon dioxide thành nhựa sẽ góp phần làm giảm khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Nhà hoang hóa

Nhà hoang hóa "cung điện băng tuyết" vì giá rét âm 61 độ C ở Nga

Nhiều nhiệt kế tại Nga đã vỡ vụn vì thời tiết giá rét kéo dài.

Đăng ngày: 22/01/2018
Lò vi sóng gây ô nhiễm môi trường như xe ôtô

Lò vi sóng gây ô nhiễm môi trường như xe ôtô

Các nhà khoa học tại Đại học Manchester (Anh) tiến hành nghiên cứu toàn diện đầu tiên về những tác động của lò vi sóng tới môi trường sống, theo Phys.org.

Đăng ngày: 22/01/2018
Hiện tượng mây kỳ ảo xuất hiện bất thình lình trên bầu trời nước Úc

Hiện tượng mây kỳ ảo xuất hiện bất thình lình trên bầu trời nước Úc

Những cư dân của Darwin, phía Bắc nước Úc mới đây đã được chứng kiến cảnh tượng thiên nhiên vô cùng kỳ thú.

Đăng ngày: 21/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News