Tìm ra cơ chế tử vong của giun tròn, ta sẽ tiến một bước gần hơn tới sự bất tử

Không ai tránh được cái chết, và điều đó cũng đúng với hầu hết các loài động vật. Tuy nhiên không phải cái chết nào cũng giống nhau.

Lần đầu tiên trong lịch sử nghiên cứu, các nhà khoa học đã quan sát được hiện tượng xác chết cứng kì lạ khi khám nghiệm xác chết của giun. Trong khi xác của loài người cứng lại khi tới giai đoạn cuối cùng của cái chết, loài giun lại có các giai đoạn trái ngược với ta.

"Điều đáng ngạc nhiên là việc giun cứng xác lại xuất hiện khi chúng vẫn còn đang sống", nhà sinh vật học phân tử Evgeniy Galimov từ Đại học London giải thích.

Trên người, cái chết xảy ra khi tim ngừng đập và não dừng hoạt động, nhưng loài giun tròn Caenorhabditis elegans thì không giống người (hiển nhiên), vì thế chúng trải nghiệm cái chết theo một cách rất khác. "Loài giun này nhỏ tới mức chúng không cần hệ tuần hoàn để lấy oxy mà hô hấp".


Giun tròn phát ra một màu xanh khắp cơ thể khi các tế bào trong cơ thể chúng chết đi.

Hồi năm 2013, một thành viên cũng cùng đội ngũ nghiên cứu nói trên phát hiện ra cái chết của loài giun tròn rất khác lạ: chúng phát ra một màu xanh khắp cơ thể khi các tế bào trong cơ thể chúng chết đi. Trong lần nghiên cứu này, các nhà khoa học đào sâu hơn, và họ khám phá ra rằng thứ chất màu xanh kia làm cứng cơ thể giun.

Nguyên nhân chính ở đây chính là canxi. Khi cái chết lan ra toàn cơ thể con giun, những tế bào đang chết kích thích những tế bào xung quanh chết theo bằng việc tiết ra một thứ chất hóa học đặc biệt. Khi làn sóng chết này lan tới ruột của giun, thứ chất màu xanh đã được giải phóng bởi một lượng lớn Axit Salicylic.

"Có thể gọi nó là tử thần màu xanh vậy, theo dõi cái chết tràn qua cơ thể con giun cho tới khi mọi dấu vết của sự sống biến mất", nhà nghiên cứu David Gems thuộc đội ngũ trên viết hồi năm 2013.

Nhưng mà giun chết thì liên quan gì tới con người?

Đội ngũ nghiên cứu đang đi tìm câu trả lời chính xác cho câu hỏi này. Hiển nhiên là cơ thể con người khác cơ thể con giun, nhưng nó vẫn có những điểm tương đồng nhất định. Khi nghiên cứu kỹ cách thức chết của con giun này, ta có thể tạm dừng được cái chết xảy đến với một sinh vật.

Điểm mấu chốt của câu đố này là ATP - phân tử mang năng lượng, có chức năng vận chuyển năng lượng đến các nơi cần thiết để tế bào sử dụng. Các tế bào tiết ra thứ canxi chết người khi ATP của chúng cạn kiệt năng lượng, nhưng ta vẫn chưa xác minh chính xác được tại sao, như thế nào và khi nào mức ATP sẽ thụt giảm, khiến bất kì loài sinh vật sống này cũng phải chết. Ngăn được ATP chết, ta sẽ ngăn được cái chết.


Ngăn được ATP chết, ta sẽ ngăn được cái chết.

Trong nghiên cứu này, mức ATP không giảm xuống quá nhiều cho tới khi con giun trùn gần kề cái chết. "Khám phá ra được cách cơ thể con giun cứng lại khi chết sẽ làm sáng tỏ được một bước quan trọng trong quá trình chết khi về già", giáo sư Gems nói. "Nó giúp ta hiểu được cái chết nơi con người, và có lẽ trong tương lai ta sẽ giúp được những bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thoát chết".

Con giun tròn sẽ giúp được gì ta trong con đường bất tử dường như bất khả thi này? Cái chết có thể bị thay đổi hay tuyệt vời hơn, ngăn lại không?

Hiện tại, ta chưa có câu trả lời và cũng đừng quá mong đợi một câu trả lời sớm: ta đang tìm cách đi ngược lại với tự nhiên. Con người đang cố gắng vươn tới sự bất tử.

"Cách thức cái chết lan từ tế bào này sang tế bào khác nhờ thứ canxi chết người như một tòa nhà đang cháy vậy", giáo sư Galimov nói. Giờ ta chỉ cần cách dập được lửa thôi.

Nghiên cứu này đã được đăng tải trên Cell Reports.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Mách bạn những cách tốt nhất để loại bỏ thuốc trừ sâu, hóa chất độc hại trên rau củ

Căn nguyên của nhiều vụ ngộ độc thực phẩm và bệnh nguy hiểm ngày nay bắt nguồn từ chính những loại rau quả bị nhiễm thuốc, hóa chất trong quá trình trồng trọt.

Đăng ngày: 31/03/2025
Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Các biện pháp xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm tại nhà

Ngộ độc thực phẩm là biểu hiện bệnh lý xuất hiện sau khi ăn, uống những thức ăn nhiễm độc, nhiễm khuẩn, thức ăn bị biến chất ôi thiu, có chất bảo quản, phụ gia.

Đăng ngày: 26/03/2025
Lịch sử tình dục của loài người

Lịch sử tình dục của loài người

Chim làm chuyện ấy, ong làm chuyện ấy, con người từ thuở sơ khai cũng đã làm chuyện ấy. Nhưng hoạt động này đã thay đổi như thế nào trong hàng nghìn năm qua, và thậm chí chỉ trong vài thập kỷ vừa rồi?

Đăng ngày: 24/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News