Tìm ra “đường cao tốc" lao thẳng vào vết rách không - thời gian
Cấu trúc giả thuyết được nhà bác học Einstein đề cập năm 1915 đã được xác thực bên một vết rách không - thời gian cách chúng ta 10.000 năm ánh sáng.
Theo Live Science, các quan sát tia X mới được thực hiện bằng kính viễn vọng không gian NuSTAR và NICER của NASA đã xác định được một "vùng lao xuống", nơi vật chất bị lực hấp dẫn tử thần của các vết rách không - thời gian tác động mãnh liệt
Lỗ đen là một dạng vết rách không - thời gian sở hữu "vùng lao xuống" - (Ảnh: AI).
Năm 1915, thuyết tương đối rộng của nhà bác học Albert Einstein dự đoán rằng một khi vật chất đến đủ gần lỗ đen, lực hấp dẫn cực lớn của vết rách không - thời gian sẽ buộc nó từ bỏ quỹ đạo tròn và lao thẳng vào đó.
Đó là "vùng lao xuống".
Để xác định một cấu trúc thực tế như thế, nhóm khoa học gia từ Khoa Vật lý của Đại học Oxford (Anh) đã hướng về một lỗ đen có tên MAXI J1820+070, thuộc một hệ nhị phân cách địa cầu khoảng 10.000 năm ánh sáng.
Lỗ đen là đại diện của dạng vết rách không - thời gian phổ biến nhất trong vũ trụ.
Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra tia X phát ra từ vật liệu cháy xém của đĩa bồi tụ quanh lỗ đen này.
Đưa dữ liệu tia X của họ vào các mô hình toán học, họ nhận thấy rằng các dữ liệu chỉ khớp nhau nếu các mô hình bao gồm ánh sáng phát ra từ vật chất trong vùng lao xuống, từ đó xác nhận sự tồn tại của vùng này.
Có thể hiểu vùng lao xuống là nơi dòng sông vật chất quanh lỗ đen đột ngột gặp một ngọn thác, lao xuống một cách bất thình lình. Hoặc đó là một đường cao tốc nơi vật chất tìm vào bụng lỗ đen nhanh hơn, bạo liệt hơn.
Bằng cách thu thập và nghiên cứu thêm ánh sáng từ dòng thác vũ trụ này, các nhà nghiên cứu cho biết họ sẽ thu được những hiểu biết chưa từng có về các điều kiện khắc nghiệt xung quanh các lỗ đen.
Các vùng lao xuống này nằm ngay bên ngoài chân trời sự kiện của lỗ đen, là những điểm "không thể quay trở lại", nơi lực hấp dẫn trở nên mạnh đến mức thậm chí ánh sáng cũng không thể thoát ra được.

Năm 1994, loài người từng đối mặt với diệt vong nhưng thoát nạn nhờ vị "anh hùng bí ẩn" này
Theo các nhà khoa học, vị "anh hùng bí ẩn" này từng cứu Trái đất và loài người thoát khỏi những vụ va chạm nhiều lần chứ không chỉ có năm 1994.

Các nhà khoa học đưa ra kết luận không ngờ tới về du hành thời gian
Các nhà khoa học vừa xác nhận tìm thấy hạt nhân hình quả lê. Điều này không chỉ đi ngược với một số quy luật vật lý mà còn chứng minh rằng du hành thời gian là bất khả thi.

Những bức ảnh hiếm hoi trên bề mặt Kim tinh
Kim tinh có khí hậu khắc nghiệt, nên tàu vũ trụ chỉ tồn tại trong thời gian rất ngắn sau khi hạ cánh.

Lý do rìa Hệ Mặt trời được gọi là "Bức tường lửa"
Vùng heliopause ở rìa Hệ Mặt trời có mức nhiệt nóng tới 30.000 - 50.000 độ C, được đo đạc bởi bộ đôi tàu Voyager của NASA.

Đường thay đổi ngày quốc tế
Trái đất tự quay từ Tây sang Đông, sáng, trưa, chiều, tối lần lượt xuất hiện ở các nước trên thế giới một cách tuần hoàn. Vậy một ngày mới trên Trái đất nên bắt đầu từ đâu và kết thúc ở đâu? Để tránh sự hỗn loạn về ngày tháng, Hội ng

Phương pháp đo khoảng cách tới sao và thiên hà
Việc nhìn một ngôi sao trên bầu trời, vốn chỉ hiện lên biểu kiến dưới dạng một chấm sáng nhỏ và ước tính khoảng cách của nó dường như rất mơ hồ.
