Tìm ra ngoại hành tinh giống Trái đất nhất từ trước tới nay

Ở hệ sao Teegarden xa xôi, có hai ngoại hành tinh là ứng cử viên cho việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất.

Theo báo cáo mới công bố, các nhà khoa học mới phát hiện ra một cặp ngoại hành tinh (exoplanet - hành tinh ngoài Hệ Mặt Trời) ở một hệ sao gần chúng ta, chúng có kích cỡ tương đương với Trái Đất. Có hai lý do để việc phát hiện ngoại hành tinh khiến ta thích thú:

  • Suy nghĩ một ngày nào đó nhân loại có thể dời Hệ Mặt trời để định cư tại một miền đất hứa xa xôi.
  • Đó có thể là nơi tồn tại sinh vật sống. Ta sẽ không còn cô đơn trong vũ trụ nữa.

Nhưng cặp hành tinh mới, Teegarden b và Teegarden c, có điểm khác biệt so với tất cả những ngoại hành tinh ta thấy trước đây: một trong số đó giống Trái Đất đến kỳ lạ.

Tìm ra ngoại hành tinh giống Trái đất nhất từ trước tới nay
Theo tính toán sơ bộ, đây là hình ảnh hoàng hôn trên Teegarden b và c.

Tại hệ Teegarden, ngôi sao trung tâm của nó rất nguội, không hoạt động nhiều, cách chúng ta 12 năm ánh sáng và đứng thứ 24 trong số những ngôi sao gần Mặt Trời nhất. Trong quá trình quan sát Teegarden, các nhà khoa học phát hiện ra bằng chứng về một cặp hành tinh bay ở quỹ đạo quanh ngôi sao nguội. Tỷ lệ phát hiện ra sự sống ngoài Trái Đất lại tăng lên chút đỉnh.

Sau khi khám phá ra sự tồn tại của hai hành tinh, chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu về các yếu tố liên quan”, Guillem Anglada-Escude, nhà thiên văn học đang công tác tại Đại học Queen Mary cho hay. Về cơ bản, họ sẽ phải tìm thêm chứng cứ để có thể khẳng định hai hành tinh này là ứng cử viên sáng giá để tìm kiếm sự sống.

Có thể trong quá trình quan sát, chúng tôi sẽ phát hiện ra thêm đặc tính của tầng khí quyển nơi đây, để xem chúng có thực sự giống Trái Đất chúng ta không”.

Các nhà nghiên cứu có được kết quả này là nhờ CARMENES, hệ thống đo đạc quang phổ gắn trên kính viễn vọng đặt tại Đài thiên văn Calar Alto.

Tìm ra ngoại hành tinh giống Trái đất nhất từ trước tới nay
Kích cỡ của chúng vào khoảng 1,1 lần Trái Đất, thời gian quay quanh ngôi sao trung tâm lần lượt 4,91 ngày và 11,4 ngày.

Ngôi sao của hệ Teegarden khá bé nhỏ, kích cỡ chỉ bằng 9% khối lượng Mặt Trời, nóng khoảng 2.900 Kevin (khoảng 2.623 độ C, bằng hơn nửa nhiệt độ Mặt Trời), được cho là nguội so với nhiệt độ trung bình một ngôi sao. CARMENES phát hiện ra quang phổ màu thay đổi do lực hấp dẫn từ một hành tinh quay quanh quỹ đạo ngôi sao, từ đó tìm ra được bằng chứng về sự tồn tại của hai hành tinh, được đặt tên là Teegarden b và c. Kích cỡ của chúng vào khoảng 1,1 lần Trái Đất, thời gian quay quanh ngôi sao trung tâm lần lượt 4,91 ngày và 11,4 ngày.

Theo báo cáo nghiên cứu được đăng tải trên Astronomy and Astrophysics, Teegarden b đáng chú ý hơn cả khi có chỉ số Thước đo Tương đồng với Trái đất cao nhất từ trước tới giờ. Nhưng họ ngay lập tức đính chính: thước đo không phản ánh mức năng lượng hành tinh hấp thụ từ ngôi sao trung tâm, không chỉ ra các yếu tố có trong khí quyển của hành tinh - đây là hai yếu tố tiên quyết quyết định liệu sự sống có thể tồn tại.

Ngành thiên văn học gặt hái được nhiều thành công trong việc phát hiện ra ngoại hành tinh, nhưng theo lời nhà nghiên cứu Anglada-Escude, ta vẫn đang trong giai đoạn đầu. Kính viễn vọng hiện tại chưa đủ khả năng cho ta những quan sát cụ thể hơn, cần tới những hệ thống đầy hứa hẹn như Kính viễn vọng Không gian James Webb hay Kính viễn vọng Cực Lớn.

Hơi thất vọng khi chúng ta chẳng luận ra được gì từ việc phát hiện ra hai ngoại hành tinh, bởi lẽ vẫn chưa đo đạc được cụ thể bán kính của chúng, thế nhưng đây vẫn là phát hiện đáng chú ý”, Amy Barr Mlinar, nhà khoa học lão làng tại Viện Khoa học Hành tinh cho hay.

Cho tới lúc có được những công cụ nhìn được tới các vì sao xa xôi, ta đành phải bằng lòng với những gì mình đang có. Đôi khi cảm thấy khoa học đi quá xa, nhưng nhiều lúc cũng chạnh lòng khi biết khoa học vẫn chưa đạt tới đỉnh cao của khám phá.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phi hành gia tàu Apollo 11 tiết lộ bức ảnh chưa từng được công bố

Phi hành gia tàu Apollo 11 tiết lộ bức ảnh chưa từng được công bố

Mặc dù Collins không được đặt chân lên bề mặt Mặt Trăng, nhưng anh đã thực hiện 266 giờ trên vũ trụ, trong hai chuyến bay sứ mệnh của NASA với các nhiệm vụ sau đó.

Đăng ngày: 21/06/2019
Phát hiện vụ sáp nhập thiên hà cách đây 13 tỷ năm

Phát hiện vụ sáp nhập thiên hà cách đây 13 tỷ năm

Nhờ hệ thống kính viễn vọng tại Chile, các nhà khoa học quan sát được vụ sáp nhập thiên hà cổ xưa nhất trong chòm sao Sextans.

Đăng ngày: 21/06/2019
Hé lộ

Hé lộ "vũ khí bí mật" săn hành tinh mới của NASA

NASA vừa hé lộ vũ khí bí mật mới mà họ kỳ vọng sẽ giúp con người nhìn thấy các hành tinh xa xôi được những mặt trời khác bao phủ trong vùng sáng bí ẩn.

Đăng ngày: 20/06/2019
24 vệ tinh nặng 3,7 tấn

24 vệ tinh nặng 3,7 tấn "nhồi nhét" bên trong tên lửa SpaceX

Các kỹ sư hoàn tất việc sắp xếp hàng hóa cho lần phóng thứ ba đầy thách thức của tên lửa mạnh nhất thế giới, Falcon Heavy.

Đăng ngày: 20/06/2019
NASA: Đây là thời điểm tuyệt vời để du hành vũ trụ

NASA: Đây là thời điểm tuyệt vời để du hành vũ trụ

Trước khi lên kế hoạch thực hiện một chuyến du lịch, điều đầu tiên chúng ta cần làm là kiểm tra thời tiết hôm đó có đẹp hay không, và tất nhiên đối với các nhà du hành không gian cũng không ngoại lệ.

Đăng ngày: 20/06/2019
NASA lên kế hoạch chinh phục hành tinh kim loại trong thời gian tới

NASA lên kế hoạch chinh phục hành tinh kim loại trong thời gian tới

Hành tinh kim loại đang được trung tâm nghiên cứu vũ trụ của Mỹ lên kế hoạch chinh phục trong ít năm tới một kế hoạch sẽ tiêu tốn rất nhiều tiền của.

Đăng ngày: 19/06/2019
Có một

Có một "Mặt Trăng mặn" đang tồn tại

Europa là Mặt Trăng lớn thứ tư của sao Mộc có đại dương lỏng, mặn bên dưới lớp vỏ băng giá. Phát hiện mới cho thấy nó có thể chứa những thành phần cần thiết cho sự sống.

Đăng ngày: 19/06/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News