Tìm ra nguồn phát tín hiệu của "người ngoài hành tinh"

Các nhà khoa học mới đây đã truy ra nguồn phát tín hiệu bí ẩn suốt một thập kỷ qua, ở một thiên hà cách Trái đất 3 tỷ năm ánh sáng.

Theo Daily Mail, các nhà thiên văn học đã phải "đau đầu" suốt một thập kỷ kể từ khi lần đầu tiên bắt được tín hiệu bí ẩn từ vũ trụ.


Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra nguồn phát tín hiệu bí ẩn suốt một thập kỷ qua.

Một số người thậm chí còn cho rằng, tín hiệu này là dấu hiệu của người ngoài hành tinh đang cố gắng liên lạc với Trái đất.

Cụ thể, sóng vô tuyến nhanh (FRB) mới chỉ xuất hiện 18 lần kể từ năm 2007 và là một trong những bí ẩn thiên văn lớn nhất. Sóng FRB có cường độ rất mạnh nhưng chỉ kéo dài không quá 1/1000 giây.


Hình ảnh minh họa một vụ nổ siêu tân tinh.

Nguồn phát tín hiệu này mới đây đã được các nhà thiên văn xác định là bắt nguồn từ một thiên hà lùn cách Trái đất hơn 3 tỷ năm ánh sáng.

"Giờ đây, chúng ta biết được những tín hiệu này đến từ một thiên hà lùn cách 3 tỷ năm ánh sáng", Tiến sĩ Shami Chatterjee đến từ trường Đại học Cornell nói. "Đây là bước tiến lớn trong việc tìm hiểu về hiện tượng này".

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng tổ hợp kính cực lớn Karl Jansky (VLA) ở New Mexico và kính thiên văn Arecibo ở Puerto Rico để xác định cụ thể nguồn phát tín hiệu.


Tín hiệu bí ẩn có thể là tia vật chất bắn ra từ vành một lỗ đen siêu lớn.

"Trước đây, có một số giải thích cho rằng nguồn gốc của FRB đến từ bên trong hoặc gần dải Ngân hà. Tuy nhiên, phát hiện mới này đã loại trừ giải thuyết nêu trên", Tiến sĩ Shriharsh Tendulkar, thành viên của nhóm nghiên cứu thuộc Đại học McGill ở Montreal, Canada, cho biết.

Dù đã xác định được vị trí của nguồn phát FRB nhưng các nhà thiên văn vẫn chưa biết đó cụ thể là gì. Hiện tượng này có thể là một ngôi sao Neutron siêu dày với từ trường mạnh mẽ hoặc là tia vật chất bắn ra từ vành một lỗ đen siêu lớn.

Tiến sĩ Shami Chatterjee nói nhóm nghiên cứu vẫn có nhiều việc phải làm để hiểu sâu hơn về nguồn phát tín hiệu giống "người ngoài hành tinh" cũng như vì sao lại xuất hiện tín hiệu này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sẽ ra sao nếu thiên thạch rơi xuống đại dương?

Sẽ ra sao nếu thiên thạch rơi xuống đại dương?

Nhắc đến thiên thạch rơi, hẳn chúng ta nghĩ ngay đến thảm họa khiến loài khủng long tuyệt chủng. Tuy nhiên, đó chỉ là trường hợp ngoại lệ, vì khối thiên thạch khi đó, nếu giả thuyết này đúng, phải có đường kính lên đến cả trăm kilomet.

Đăng ngày: 08/10/2019
Trái đất đang mất dần vật chất tối

Trái đất đang mất dần vật chất tối

Sau nhiều thời gian nghiên cứu, lần đầu tiên các nhà khoa học đã đo được chính xác số lượng vật chất tối đang mất dần đi trên Trái đất.

Đăng ngày: 03/01/2019
Phát hiện hành tinh lùn Ceres chứa đầy nước

Phát hiện hành tinh lùn Ceres chứa đầy nước

Tàu thăm dò Dawn tiết lộ rằng tiểu hành tinh này có khoảng 30% nước ở các cực, giải thích cho những ngọn núi lửa băng và những điểm sáng kì lạ các nhà khoa học đã tìm thấy.

Đăng ngày: 19/12/2018
Tiết lộ sự thật về người ngoài hành tinh có từ 100 năm trước

Tiết lộ sự thật về người ngoài hành tinh có từ 100 năm trước

Cỗ máy thời gian có thể không có thật, nhưng vì có một chuyên mục đặc biệt trong hồ sơ lưu trữ của tờ New York Times, chúng ta có thể tham khảo những tờ báo có thật đã được xuất bản cách đây nhiều thập kỷ.

Đăng ngày: 06/03/2018
Cách quan sát mưa sao băng lớn nhất năm tại Việt Nam

Cách quan sát mưa sao băng lớn nhất năm tại Việt Nam

Người xem không cần dùng bất kỳ thiết bị thiên văn nào vẫn có thể thấy rõ sao băng lớn nhất năm Geminids với 120 vệt một giờ lúc đạt cực điểm.

Đăng ngày: 12/12/2017
Phát hiện hàng trăm UFO rời mặt trăng?

Phát hiện hàng trăm UFO rời mặt trăng?

Một người dùng YouTube tuyên bố đã quan sát được cảnh hàng trăm đĩa bay cất cánh khỏi bề mặt mặt trăng, tuy nhiên không rõ về độ xác thực.

Đăng ngày: 30/11/2017
Hướng dẫn chụp ảnh hiện tượng mưa sao băng

Hướng dẫn chụp ảnh hiện tượng mưa sao băng

Khác với các hiện tượng thiên văn khác như Nhật thực, Nguyệt thực hay sao chổi - Mưa sao băng là một hiện tượng xảy ra với tần suất khá nhiều và dễ gây hứng thú cho những người chưa từng được quan sát.

Đăng ngày: 20/10/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News