Tìm ra phương pháp chiết xuất silicon từ pin mặt trời đã qua sử dụng

Sau hơn 3 năm nghiên cứu, các nhà khoa học đến từ Đại học Deakin của Úc đã tìm ra phương pháp mới chiết xuất silicon từ các tấm pin đã qua sử dụng.

Tìm ra phương pháp chiết xuất silicon từ pin mặt trời đã qua sử dụng
Sản phẩm silicon nano được tạo ra có giá lên tới 45.000 USD/kg. (Ảnh minh họa).

Theo kết quả nghiên cứu, silicon được chiết xuất bằng phương pháp mới này không độc hại. Sản phẩm silicon nano được tạo ra có giá lên tới 45.000 USD/kg (tương đương 1,07 tỷ đồng). Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang đàm phán với ngành công nghiệp để mở rộng quy trình chiết xuất, tiến độ trong ngày mà không cần hóa chất nguy hiểm.

Theo tiến sĩ Md Mokhlesur Rahman, trưởng nhóm nghiên cứu, ông và các cộng sự đã thử nghiệm thành công quy trình mới, không độc hại, có thể chiết xuất silicon một cách an toàn và hiệu quả từ các tấm pin mặt trời sắp hết tuổi thọ, sau đó sử dụng nano-silicon cùng với than chì để làm cực dương mới cho pin. Nó có thể làm tăng dung lượng pin lithium-ion lên gấp 10 lần.

Cũng theo tiến sĩ Rahman, nhóm đề tài đã tìm ra phương pháp này từ tháng 10/2019 nhưng phải sau hơn 3 năm thử nghiệm, kiểm chứng mới thành công và tạo ra sản phẩm hoàn hảo cho sản xuất pin nano-silicon. "Chúng tôi đã phát triển một quy trình, có thể tái chế, thu hồi silicon từ các tế bào đã qua sử dụng với độ thuần khiết trên 99%, tiến độ chỉ trong vòng một ngày và không cần tới hóa chất nguy hiểm. Đây là quá trình nhiệt và hóa nên xanh hơn và rẻ hơn so với bất kỳ kỹ thuật nào hiện có", tiến sĩ Md Mokhlesur Rahman nói thêm.

Theo Saferenergy, dự báo đến năm 2035, Úc sẽ có hơn 100.000 tấn tấm pin mặt trời hết hạn sử dụng được đưa đi thải bỏ. Nếu tính quy mô toàn cầu, theo nhóm nghiên cứu, với kỹ thuật mới nói trên có thể tạo ra 15 tỷ USD tiền thu hồi vật liệu nếu tái chế 78 triệu tấn chất thải pin mặt trời đã qua sử dụng vào năm 2050.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Sa mạc nóng nhất Bắc Mỹ có tuyết rơi dày tới 10cm, điều gì đang xảy ra?

Sa mạc nóng nhất Bắc Mỹ có tuyết rơi dày tới 10cm, điều gì đang xảy ra?

Những hình ảnh rất khó tin cho thấy rằng tuyết đã rơi ở sa mạc nóng nhất Bắc Mỹ - lần đầu tiên sau ít nhất một thập kỷ.

Đăng ngày: 30/03/2023
Miền Bắc mưa lạnh trước khi đón đợt nắng nóng cục bộ

Miền Bắc mưa lạnh trước khi đón đợt nắng nóng cục bộ

Hôm nay và ngày mai, khu vực Bắc Bộ tiếp tục có mưa rào rải rác và có nơi có dông. Khu vực này đêm và sáng trời lạnh. Tuy nhiên, bước sang tháng 4, Bắc Bộ sẽ xuất hiện đợt nắng nóng cục bộ.

Đăng ngày: 30/03/2023
Đan Mạch trở thành nước đầu tiên nhập khẩu CO2

Đan Mạch trở thành nước đầu tiên nhập khẩu CO2

Đan Mạch hôm 8/3 khánh thành dự án lưu trữ carbon dioxide (CO2) ở độ sâu 1.800 m bên dưới Biển Bắc, trở thành nước đầu tiên chôn CO2 nhập khẩu từ nước ngoài.

Đăng ngày: 29/03/2023
Ảnh vệ tinh về sức tàn phá của lốc xoáy ở Mỹ

Ảnh vệ tinh về sức tàn phá của lốc xoáy ở Mỹ

Trận lốc xoáy tốc độ cao quét qua thị trấn Rolling Fork, bang Mississippi hôm 24/3 được ảnh vệ tinh ghi lại cho thấy sức tàn phá trên diện rộng và sự khắc nghiệt của biến đổi khí hậu.

Đăng ngày: 29/03/2023
Sóng nhiệt kỷ lục đẩy người dân Ấn Độ đến gần

Sóng nhiệt kỷ lục đẩy người dân Ấn Độ đến gần "giới hạn sống còn"

Ấn Độ đang trên đường trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới, có nguy cơ chạm đến giới hạn sinh tồn của con người khi phải trải qua những đợt nắng nóng khắc nghiệt với tần suất thường xuyên hơn.

Đăng ngày: 28/03/2023

"Sát thủ vô hình" vi nhựa xuất hiện ngày càng nhiều trong cơ thể con người

Hạt vi nhựa là một trong những vấn đề môi trường quan trọng hiện nay. Chúng được tìm thấy ở khắp mọi nơi trên Trái đất.

Đăng ngày: 28/03/2023
Giảm 10 độ C, miền Bắc chuyển mưa lạnh giữa nắng nóng: Đó là kiểu

Giảm 10 độ C, miền Bắc chuyển mưa lạnh giữa nắng nóng: Đó là kiểu "thời tiết yo-yo" rất độc với sức khỏe

Biên độ nhiệt dao động lớn tới hơn 10 độ đặt chúng ta vào một cú " bẻ lái" của khí hậu, một hiện tượng mà các nhà khoa học gọi là "thời tiết yo-yo".

Đăng ngày: 27/03/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News