Tìm ra phương pháp làm mọc lại các chi của ếch sau khi bị cắt cụt
Các nhà nghiên cứu Mỹ đã tìm cách làm mọc lại đôi chân bị cụt của loài ếch, mang lại hy vọng về một ngày nào đó điều này có thể đạt được tương tự trên con người.
Rất ít động vật có khả năng tái tạo các chi như kỳ nhông, sao biển, cua hoặc thậm chí cả thằn lằn. Thông thường, ở ếch trưởng thành, hiện tượng này không thể xảy ra. Nòng nọc có khả năng mọc chân, nhưng khi phát triển thành ếch sẽ mất đi điều này.
Việc tạo ra một chiếc "mũ silicon" sinh học đặc biệt đặt tại vị trí cắt cụt chân ếch sẽ kích thích khu vực này phát triển lại các chi đã mất. (Ảnh: Franceinfo).
Tuy nhiên, các nhà khoa học Mỹ đã tìm cách mọc lại những chiếc chân cụt của loài lưỡng cư này. Các nhà nghiên cứu từ Đại học Harvard và TUFTS đã tiến hành đặt một chiếc "mũ silicon" vào phần cuối hai chân sau của loài ếch ngay sau khi chúng bị cắt cụt.
Chiếc "mũ silicon" có tác dụng như một loại băng bảo vệ hình dạng mái vòm, chứa một hỗn hợp gồm năm loại thuốc trong đó có thuốc giảm viêm, nhằm thúc đẩy quá trình chữa lành và kích thích sự phát triển của các mạch máu.
Các nhà nghiên cứu để chiếc "mũ silicon" này trong 24 giờ trên vị trí cắt cụt của loài ếch. Khoảng thời gian 18 tháng, họ đã phát hiện chân loài động vật này phát triển trở lại, trở nên nhạy cảm và hoạt động như bình thường, những con ếch cụt chân đã có thể bơi trở lại như trước.
Bên cạnh đó, chiếc "mũ silicon" này giúp đôi chân bị đứt lìa của ếch tránh được xu hướng tự nhiên để lại sẹo, đồng thời vô trùng và tạo ra một môi trường giống với môi trường nước ối trong quá trình mang thai của ếch nhằm kích thích quá trình tái tạo chi.
Thông thường, khi vết thương lành, chúng sẽ được bao phủ bởi các tế bào da, giúp bảo vệ chúng khỏi nhiễm trùng, nhưng ngăn cản việc xây dựng lại chi.
Công trình này mở ra hướng nghiên cứu mới cho tất cả bệnh nhân bị cắt cụt chân do tai nạn, hoặc bệnh tiểu đường, nhưng điều này vẫn chưa thể ứng dụng trên người. Bởi vì các loài động vật có vú sau khi sinh ra không có khả năng tái tạo các cơ quan như một con nòng nọc. Do đó, việc lập trình lại các tế bào của con người để tự xây dựng lại phức tạp hơn nhiều.
Song với thành công trên loài ếch, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng với sự hỗ trợ về mặt y tế, một chi có thể đánh thức khả năng tự phục hồi và tự phát triển. Đây đã là một khám phá đáng chú ý, các nhà nghiên cứu dự định tiếp tục thử nghiệm trên các loài động vật có vú như trên loài chuột.

10 con vật biết nói
Tinh tinh lùn biết khen khi ăn ngon, cá heo biết xưng tên hay voi biết tiếng Hàn Quốc là những điều các nhà khoa học đang chú tâm nghiên cứu để chứng minh động vật cũng có ngôn ngữ riêng.

10 loài thủy quái của sông Amazon
Cá Pacu là loài sinh vật có hàm răng giống người. Không giống những loài sinh vật trong danh sách, cá Pacu là cá ăn tạp, thức ăn yêu thích là hoa quả và các loại hạt.

13 sự thật về loài rùa mà ít ai biết đến
Bạn có biết rằng mai rùa cũng được làm từ xương?

Lý giải hành động kỳ lạ chó sau khi đi vệ sinh mà lâu nay ta thường hiểu sai
Mỗi khi "đi nặng", chó thường có hành vi đạp đất về phía sau. Ý nghĩa của hành động ấy là gì? Để che giấu mùi hương, hay để làm điều gì khác.

Rợn người loài sán sên khạc nhổ ăn mòn được da người
Không chỉ là loài xâm lấn đứng top 100 loài xâm lấn tồi tệ nhất trên thế giới, sán ốc sên còn gây ra những bệnh truyền nhiễm ghê rợn.

Những loài rắn độc ở Việt Nam
Việt Nam là nơi cư ngụ của gần 200 loài rắn, trong đó 53 loài rắn độc chủ yếu thuộc hai họ rắn lục và rắn hổ. Nhiều loài có nọc độc gây chết người chỉ sau thời gian ngắn.
