Loài ếch thuỷ tinh trong suốt nhìn rõ toàn bộ bên trong cơ thể
Các nhà sinh vật học tìm thấy hai loài ếch thủy tinh mới với cơ thể trong suốt tại thung lũng dưới chân dãy núi Andes ở Ecuador.
Cách thủ đô Quito của Ecuador chưa đầy 16km, những sườn núi gồ ghề của dãy Andes là một trong những vùng nhiệt đới có mức độ đa dạng sinh học cao nhất, nhưng cũng dễ tổn thương nhất trên thế giới.
Ếch thủy tinh Hyalinobatrachium mashpi (trái) và Hyalinobatrachium nouns (phải). (Ảnh: Berkeley)
Dưới chân dãy Andes là thung lũng. Con sông chảy qua đó, được gọi là Guayllabamba, là trung tâm của câu chuyện đáng chú ý về hai loài ếch thủy tinh mới được xác định.
Một trong số chúng, Hyalinobatrachium mashpi, sống ở phía nam của sông trong Khu bảo tồn Mashpi và Tayra, hai ốc đảo nhiệt đới tư nhân liền kề nhau có diện tích 2.510 hecta. Loài thứ hai, Hyalinobatrachium nouns, sống ở sườn phía bắc của thung lũng trong dãy Toisan, một quần thể núi dốc nằm biệt lập với vành đai Andes chính, cách nơi phát hiện loài thứ nhất 20 km.
Cả hai sinh vật có rất nhiều điểm tương đồng. Chúng tồn tại ở cùng một độ cao, trong các điều kiện nhiệt độ và độ ẩm tương tự nhau. Cả hai đều có kích thước từ 1,9 đến 2,1 cm từ mõm đến lỗ huyệt (một thước đo chiều dài tiêu chuẩn của động vật lưỡng cư).
So sánh mặt trên của hai loài ếch thủy tinh mới. (Ảnh: Berkeley).
Cơ thể của chúng cũng gần giống nhau nếu nhìn bằng mắt thường, với phần lưng màu xanh lá điểm xuyết bởi những chấm đen xếp xung quanh những đốm vàng, và phần bụng trong suốt hoàn toàn, để lộ tim, gan, hệ tiêu hóa và túi trứng (ở con cái).
"Ban đầu, chúng tôi nghĩ chúng là cùng một loài, nhưng khi phân tích ADN kỹ hơn, chúng tôi rất ngạc nhiên khi nhận ra sự khác biệt lớn về gene", tác giả chính của nghiên cứu Juan Manuel Guayasamin, nhà sinh vật học tiến hóa tại Đại học San Francisco de Quito, cho biết.
Hiện nay, chỉ 156 loài ếch thủy tinh được biết đến trên thế giới, chủ yếu sống ở phía bắc dãy Andes và Trung Mỹ, với 90% trong đó đã được giải mã trình tự gene. H. mashpi và H. nouns khác nhau về mặt di truyền gần 5%, một khoảng cách lớn đối với các loài lưỡng cư tương tự như vậy.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Loài rắn độc nhất Việt Nam: Cạp nong, cạp nia hay hổ mang chúa cũng không có "cửa"
Đây là loài rắn cực độc và có độc tính còn mạnh hơn những loài rắn độc như hổ mang chúa, cạp nong hay cạp nia...

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
