Tìm ra phương pháp mới làm giảm sinh sản của muỗi

Các nhà khoa học tại Mỹ vừa tìm ra một phương pháp mới giúp hạn chế khả năng sinh sản của muỗi, nhằm giúp kiểm soát các bệnh lây nhiễm.

Muỗi là sinh vật trung gian lây truyền các bệnh như sốt rét, sốt vàng và Zika. Muỗi cái thường hút máu để có nguồn protein sản xuất trứng, được bọc trong lớp vỏ bảo vệ.

Thực tế, hàng chục triệu người trên toàn thế giới đã mắc các bệnh do côn trùng truyền nhiễm, với hàng triệu ca tử vong mỗi năm, theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới.

Chính điều này đã khiến các nhà nghiên cứu tìm mọi cách để kiềm chế sự sinh sản của muỗi. Trong một nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS Biology, các nhà nghiên cứu đã nghĩ ra một con đường mới tiềm năng để diệt côn trùng.

"Mục tiêu của chúng tôi là giúp giảm bớt nỗi đau của con người ở các khu vực trên thế giới nơi muỗi truyền mầm bệnh cho con người", trưởng nhóm Roger Miesfeld, giáo sư hóa học và hóa sinh của Đại học Arizona (UA) cho biết.


Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra cách làm cho loài muỗi hạn chế việc sinh sản.

Trong phòng thí nghiệm, nhóm UA đã sử dụng một dụng cụ đặc biệt để nuôi muỗi cái bằng máu người đã hết hạn sử dụng do Hội Chữ thập đỏ Hoa Kỳ hiến tặng.

Chỉ những con muỗi được nuôi hoàn toàn mới được sử dụng trong nghiên cứu. Những con muỗi cái có khả năng đẻ khoảng 100 quả trứng trong ba ngày sau khi hút máu no nê.

Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra rằng có một loại protein đặc biệt được đặt tên là Eggshell Organizing Factor 1 (EOF-1), rất quan trọng đối với sự phát triển của vỏ trứng ở muỗi Aedes aegypti (muỗi vằn). Khi họ chặn hoạt động của protein này, kết quả là gần 100% con cái đẻ trứng không thể sống được do lớp vỏ trứng bị lỗi.

Thực tế có hơn 3.500 loài muỗi tồn tại, nhưng chỉ một số ít ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Nhóm nghiên cứu đã đảm bảo xác định được các gene duy nhất đối với muỗi và không ảnh hưởng các loài côn trùng liên quan khác như ong mật.

Nhóm nghiên cứu đề xuất phát triển một loại thuốc ức chế phân tử nhỏ để nhắm mục tiêu sử dụng có chọn lọc protein EOF-1 ở những khu vực phổ biến bệnh do muỗi truyền. Chiến lược này có thể làm giảm cơ hội gây hại cho các sinh vật khác.

Một số ý kiến cho rằng nếu làm như vậy đồng nghĩa với việc các nhà khoa học đang thay đổi hệ sinh thái. Nghiên cứu trong quá khứ cho thấy việc quét sạch muỗi sốt rét (Anopheles gambiae) có thể vẫn ổn, mặc dù những thay đổi trong hệ sinh thái sẽ xảy ra.

Tuy nhiên, nghiên cứu gần đây thận trọng hơn về những hậu quả không lường trước được. Bản thân nhóm nghiên cứu lưu ý rằng họ không có ý định loại bỏ muỗi khỏi hệ sinh thái chung. Thay vào đó, họ muốn giảm số lượng muỗi vào những thời điểm cụ thể trong năm, chẳng hạn như mùa mưa khi truyền bệnh cao nhất.

"Loại bỏ bất kỳ loài nào khỏi hệ sinh thái là một ý tưởng tồi, kể cả muỗi. Muỗi Aedes aegypti có trứng tồn tại với phôi sống tới sáu tháng giữa mùa mưa, đó là lý do tại sao chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi thấy gen EOF-1 là duy nhất đối với muỗi.

Sử dụng các công nghệ hiện có để áp dụng các chất ức chế EOF-1 vào lưới giường và phun xung quanh nơi con người sống là một quá trình chuyển đổi dễ dàng", một nhà nghiên cứu cho biết.

Hiện tại, nhóm nghiên cứu đang nỗ lực để sớm đưa phát hiện mới này được đưa vào sử dụng trong thực tế.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật

Những điều kỳ thú trong thế giới thực vật

Bạn đã từng nghe cây cối trò chuyện, hờn dỗi hay di chuyển? Những điều kỳ thú đó đã được các nhà khoa học phát hiện khiến ta không khỏi ngạc nhiên.

Đăng ngày: 25/04/2025
Chiêm ngưỡng bông hoa trăm năm mới nở

Chiêm ngưỡng bông hoa trăm năm mới nở

Một cây họ Dứa cao 12 m trên dãy Andes chỉ nở hoa một lần duy nhất trong suốt thế kỷ.

Đăng ngày: 24/04/2025
Chiêm ngưỡng những loài bướm đẹp, kỳ lạ ở Việt Nam

Chiêm ngưỡng những loài bướm đẹp, kỳ lạ ở Việt Nam

Bướm lá khô khi gập cánh ngụy trang giống y hệt chiếc lá, cánh của bướm khế có hoa văn trang trí đẹp, thu lại giống hình đầu rắn đe dọa đối thủ để thoát khỏi sự săn đuổi.

Đăng ngày: 23/04/2025
Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Bí mật của loài kiến sống ung dung tự tại ở sa mạc Sahara

Cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt ở sa mạc nóng nhất thế giới có vẻ "chẳng nhằm nhò" gì với những chú kiến bạc Sahara.

Đăng ngày: 19/04/2025
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News