Trùm công nghệ ra tay... diệt muỗi
Các nhà nghiên cứu ở Thung lũng Silicon đang triển khai chương trình diệt muỗi quy mô lớn ở hạt Fresno thuộc bang California - Mỹ bằng cách thả khoảng 80.000 "con muỗi chiến binh" ra môi trường.
Ông Jacob Crawford - nhà khoa học cấp cao của Verily Life Sciences, công ty nghiên cứu thuộc Tập đoàn Alphabet (công ty mẹ của Google) - chia sẻ muỗi được nuôi trong hệ thống nuôi muỗi tự động của Verily ở phía Nam TP San Francisco và bị cho nhiễm một loại vi khuẩn thông thường là Wolbachia.
Khi những con muỗi đực nhiễm Wolbachia được thả ra tự nhiên và giao phối với muỗi cái, muỗi cái không thể đẻ trứng được nữa. Cứ thế, toàn bộ loài muỗi cũng như những bệnh dịch mà chúng làm trung gian lây nhiễm có thể bị tiêu diệt hoàn toàn.
Theo hãng tin Bloomberg, nhiều phương pháp diệt muỗi công nghệ cao khác cũng được đưa ra. Trong số đó, tỉ phú Mỹ Bill Gates cam kết chi hơn 1 tỉ USD cho những công nghệ có thể giúp quét sạch bệnh sốt rét, bao gồm nỗ lực biến đổi gene loài muỗi gây tranh cãi. Trong khi đó, cách tiếp cận của Verily lại dựa trên chiến lược "xưa như trái đất" là can thiệp vào khả năng sinh sản của muỗi.
Một nhân viên của Verily đang kiểm tra khay ấu trùng muỗi tại nhá máy ở bang California – Mỹ. (Ảnh: BLOOMBERG).
Tại trụ sở của Verily, nhà máy nuôi "chiến binh muỗi" được tự động hóa. Khi trứng muỗi được đẻ ra, robot nuôi chúng đến lúc trưởng thành rồi đưa vào các thùng chứa đầy nước và không khí, cho ăn và giữ ấm. Một số robot khác có nhiệm vụ phân loại muỗi theo giới tính. Tất cả số muỗi được chọn sẽ được nhận dạng kỹ thuật số để các nhà nghiên cứu theo dõi từ trạng thái của trứng đến tọa độ GPS cụ thể nơi chúng được thả ra.
Mỗi sáng trong mùa hoạt động của muỗi (từ tháng 4 đến 11), những chiếc xe tải của Verily chạy dọc các khu vực nhiều cây cối ở hạt Fresno để thả muỗi. Tại các địa điểm xác định trước, một thuật toán tự động sẽ thả số lượng muỗi được tính toán cẩn thận ra môi trường. Trong năm nay, Verily đã tiến hành đợt thả muỗi thứ hai.
Chỉ trong hơn 6 tháng, công ty này thả hơn 15 triệu con muỗi. Kết quả từ năm 2017 cho thấy lượng muỗi cái hút máu đã giảm 2/3 và trong năm nay, con số này là 95%. Dự án thứ hai của Verily thực hiện tại thị trấn Innisfail - Úc kết thúc hồi tháng 6 cũng giúp tiêu diệt 80% số muỗi.
Hiện chưa rõ sau khi chương trình năm nay kết thúc, Verily có mở rộng hoạt động vào năm tới hay không vì chi phí nuôi thả muỗi này khá đắt. Ngoài ra, theo Bloomberg, cũng chưa rõ thế giới sẽ ra sao nếu muỗi tuyệt chủng. Vai trò sinh thái của muỗi chưa được nghiên cứu đầy đủ dù một số nhà khoa học cho rằng không có chúng cũng không sao.

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam
Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc
Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam
Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người
Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới
Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người
Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".
