Tìm ra tác dụng mới của thuốc kháng virus HIV

Nghiên cứu cho thấy nhóm thuốc dùng để điều trị HIV và viêm gan B có thêm tác dụng ngừa tiểu đường type II.

Mới đây, TS Jayakrishna Ambati (Đại học Y, Đại học Virginia, Mỹ) cùng đồng nghiệp công bố kết quả cho thấy tác dụng đột phá của nhóm thuốc điều trị HIV và viêm gan B. Theo kết quả được đăng tải trên tạp chí Nature, những bệnh nhân dùng nhóm thuốc trên có nguy cơ bị tiểu đường thấp hơn 33% so với người khác.

Theo TS Jayakrishna Ambati, kết quả này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi nó chứng minh thuốc kháng virus HIV/AIDS lamivudine (3TC) đã điều hòa lượng insulin đáng kể trên người và chuột thí nghiệm mắc tiểu đường.

Ông Ambati nhấn mạnh thêm rằng với bệnh nhân bị tiểu đường type II, cơ thể họ mất khả năng sử dụng insulin dẫn tới đường trong máu không thể kiểm soát. 3TC đã cho thấy hiệu quả kích hoạt lại insulin ở những bệnh nhân này.


TS Jayakrishna Ambati. (Ảnh: Medicalxpress).

Hiện nay, thế giới có gần 500 triệu người bị tiểu đường, chủ yếu là type II. Dự báo từ các chuyên gia cho thấy con số này sẽ tăng đáng kể trong thời gian tới và dẫn tới nhiều hệ lụy, gánh nặng sức khỏe cho toàn cầu.

Tiểu đường liên quan nhiều bệnh mạn tính như xơ vữa động mạch, tổn thương dây thần kinh, tim, giảm thị lực, khó chữa lành vết thương.

Tình hình cấp bách trên đã khiến các nhà khoa học săn lùng cách ngừa tiểu đường tốt nhất. Để xác định xem các loại thuốc trong nhóm chất ức chế (NRTI) có thể giúp ích hay không, TS Ambati và các đồng nghiệp đã phân tích cơ sở dữ liệu khổng lồ gồm 128.861 bệnh nhân HIV hoặc viêm gan B từ năm 2000 đến 2017. Thông tin này do Cơ quan Quản lý Y tế Cựu chiến binh - hệ thống y tế tích hợp lớn nhất ở Mỹ - cung cấp.

Các nhà khoa học phát hiện ra rằng bệnh nhân dùng NRTI giảm thiểu được 33% nguy cơ mắc tiểu đường. Họ cũng dự đoán 95% khả năng thuốc sẽ làm giảm 29% nguy cơ bị tiểu đường nếu nghiên cứu trên được thử nghiệm lâm sàng trên người.

3 loại thuốc kháng virus HIV/AIDS và viêm gan B (trong đó có lamivudine) đã được thử nghiệm trên mẫu tế bào người. Chúng đều cho thấy tín hiệu khả quan.

TS Ambati mong muốn thử nghiệm lâm sàng trên người sẽ được nhanh chóng tiến hành trong tương lai. Ông kỳ vọng họ sẽ tìm ra thuốc ngăn ngừa, giảm biến chứng của tiểu đường, bệnh thoái hóa điểm vàng và Alzheimer.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Vẫn có thể hồi sinh người đã chết

Một bác sĩ tuyên bố rằng, con người có thể hồi sinh vài giờ sau khi họ dường như đã chết. Điều này mở ra hy vọng về việc cứu sinh mạng người từ tay của tử thần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?

Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Đăng ngày: 01/07/2025
Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Ăn rắn độc coi chừng ngộ độc

Nhiều người cho rằng ăn thịt và uống rượu rắn độc sẽ mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Thực tế, về mặt sinh học, trong thịt và xương rắn luôn có độc tố và chúng có thể gây hại cho thực khách.

Đăng ngày: 30/06/2025
20 tác dụng thú vị của chanh tươi

20 tác dụng thú vị của chanh tươi

Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Đăng ngày: 30/06/2025
Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết

Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Đăng ngày: 29/06/2025
Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền

Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

Đăng ngày: 29/06/2025
10 điều bạn cần biết về đậu phụ

10 điều bạn cần biết về đậu phụ

Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

Đăng ngày: 28/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News