Tìm ra thủ phạm khiến địa cầu đột ngột xoay nhanh

Sự di chuyển chậm hơn của một dòng hải lưu quanh Nam Cực có thể là nguyên nhân khiến tốc độ xoay của trái đất tăng cách đây 28 tháng.

Giới khoa học từng xôn xao sau khi phát hiện tốc độ xoay của trái đất đột ngột tăng trong tháng 11/2009. National Geographic cho biết, các nhà khoa học của Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) và đồng nghiệp của họ tại châu Âu đã tìm hiểu hiện tượng này trong nhiều tháng qua. Steven Marcus, một nhà nghiên cứu của NASA, nói rằng tốc độ xoay của trái đất quanh trục trong năm 2009 tăng 0,1 phần nghìn giây trong vòng hai tuần.

Các nhà khoa học kết luận rằng có thể địa cầu xoay nhanh hơn do một dòng hải lưu quanh Nam Cực di chuyển chậm hơn. Marcus dùng hình ảnh vận động viên trượt băng để giải thích hiện tượng đó. Khi một nữ vận động viên trượt băng xoay tròn quanh thân và thu hai tay vào người, thân hình cô ấy sẽ xoay nhanh hơn để bảo toàn động lượng góc.


Những tảng băng trôi dọc theo một dòng hải lưu gần Nam Cực. (Ảnh: National Geographic)

"Nếu một dòng hải lưu di chuyển chậm hơn, trái đất sẽ phải xoay nhanh hơn để bảo toàn động lượng góc", Marcus nói.

Từ lâu giới khoa học đã biết sự thay đổi tốc độ của dòng hải lưu và luồng không khí có thể thay đổi tốc độ xoay của địa cầu và độ dài của ngày. Tác động của luồng không khí mạnh hơn so với dòng hải lưu, bởi không khí di chuyển nhanh hơn rất nhiều.

"Song vào tháng 11/2009, tốc độ di chuyển của dòng hải lưu quanh Nam Cực đột ngột giảm mạnh bất thường. Mức độ giảm lớn đến nỗi con người có thể nhận thấy bằng cách đo tốc độ xoay của quả đất", Marcus bình luận.

Một nghiên cứu trước đây của NASA cho thấy hiện tượng thời tiết El Nino có thể là nguyên nhân khiến dòng hải lưu quanh Nam Cực di chuyển chậm hơn. Vào năm 2009 nước ở trung tâm Thái Bình Dương trở nên ấm hơn do tác động của El Nino.

"El Nino hoặc La Nina có thể tạo ra sóng trong không khí. Sóng này di chuyển tới bán cầu nam và có thể tác động tới các luồng không khí ở đó. Khi tốc độ di chuyển của không khí thay đổi thì các dòng hải lưu sẽ chảy nhanh hơn hoặc chậm hơn", Samantha Stevenson, một nhà hải dương của Đại học Hawaii tại Mỹ, giải thích.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bí kíp

Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác

Cùng điểm lại một vài tuyệt chiêu giúp bạn thôi miên những người xung quanh giúp ta "bảo gì nghe nấy".

Đăng ngày: 01/04/2025
Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?

Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?

Một số người thường nhớ rõ về những gì diễn ra trong giấc mơ, trong khi những người khác lại không nhớ gì.

Đăng ngày: 01/04/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
14 sự thật ít biết về múi giờ

14 sự thật ít biết về múi giờ

Bạn thắc mắc về thời gian? Tại sao trên thế giới lại có quá nhiều múi giờ khác nhau như vậy? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News