Tìm thấy áo giáp da cổ đại làm từ hơn 5.000 miếng vảy
Áo giáp da có niên đại khoảng 2.700 năm được các kỵ sĩ sử dụng để bảo vệ cơ thể mà không làm hạn chế khả năng vận động.
Các chuyên gia tại Đại học Zurich nghiên cứu một bộ áo giáp vảy bằng da độc đáo được tìm thấy trong mộ một kỵ sĩ khoảng 30 tuổi ở nghịa đĩa Yanghai gần thành phố Thổ Lỗ Phiên, Tây Bắc Trung Quốc, ScienceDaily hôm 8/12 đưa tin. Các chi tiết thiết kế và chế tạo cho thấy nó bắt nguồn từ đế quốc Tân Assyria giữa thế kỷ 6 và 8 trước Công nguyên, sau đó được đưa đến Trung Quốc.
Áo giáp da Assyria được tìm thấy tại Yanghai, Trung Quốc, tồn tại từ năm 786 đến năm 543 trước Công nguyên. (Ảnh: D. L. Xu/P. Wertmann/M. Yibulayinmu/Quaternary International).
Các nhà khoa học tìm thấy áo giáp vảy bằng da gần như hoàn chỉnh vào năm 2013. Chiếc áo là một phát hiện chưa từng có. Nó vẫn còn tồn tại qua nhiều thiên niên kỷ nhờ khí hậu cực kỳ khô hạn.
Áo giáp vảy giúp bảo vệ những bộ phận quan trọng của binh lính, giống như một lớp da bổ sung mà không hạn chế khả năng vận động. Chúng được làm từ các tấm hình khiên nhỏ xếp thành hàng ngang và khâu vào lớp lót.
Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp định tuổi bằng đồng vị carbon và xác định áo giáp tồn tại khoảng từ năm 786 đến năm 543 trước Công nguyên. Chiếc áo được chế tạo từ khoảng 5.444 miếng vảy nhỏ, 140 miếng vảy lớn, các sợi dây da và lớp lót nặng 4 - 5kg. Nó trông giống một chiếc áo gile bảo vệ phía trước thân, hông, hai bên mình và phần thắt lưng. Người sử dụng có thể mặc áo giáp một cách nhanh chóng mà không cần ai trợ giúp. Loại áo này cũng phù hợp với những người có tầm vóc khác nhau.
Do vật liệu đắt đỏ và quá trình chế tạo kỳ công, những chiếc áo giáp rất quý giá và việc mặc chúng ban đầu được coi là đặc quyền của tầng lớp ưu tú. Hiếm khi chúng được chôn cùng chủ. Tuy nhiên, sự xuất hiện của các quốc gia hùng mạnh với những đội quân lớn dẫn đến sự phát triển của các loại áo giáp ít quý giá hơn nhưng vẫn hiệu quả làm bằng da, đồng hoặc sắt cho binh lính bình thường.
"Áo giáp được sản xuất chuyên nghiệp với số lượng lớn", Patrick Wertmann, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Châu Á và Phương Đông thuộc Đại học Zurich, cho biết.
Chiến xa được sử dụng ngày càng nhiều trong chiến tranh Trung Đông và một loại áo giáp đặc biệt dành cho kỵ sĩ được phát triển vào thế kỷ 9 trước Công nguyên. Những chiếc áo giáp này sau đó trở thành một phần trong trang thiết bị tiêu chuẩn cho các đội quân của đế quốc Tân Assyria, trải rộng từ những vùng thuộc Iraq ngày nay đến Iran, Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập.
Dù không có mối liên hệ trực tiếp nào với áo giáp ở Yanghai, nhưng một chiếc áo giáp cùng niên đại không rõ nguồn gốc tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan (Met), New York, vẫn có một số điểm tương đồng về kiểu dáng và công dụng. Có thể chúng được dùng làm trang phục cho hai đơn vị khác nhau của cùng đội quân, ví dụ áo giáp Yanghai cho kỵ binh và áo giáp Met cho bộ binh.
Theo các nhà khoa học, có thể áo giáp Yanghai thuộc về một binh lính nước ngoài phục vụ cho quân đội Assyria và được người này mang về quê nhà, hoặc thuộc về một người khác từng đến khu vực này. "Dù chúng tôi không thể tìm ra hành trình chính xác của áo giáp vảy từ Assyria đến Tây Bắc Trung Quốc, nhưng đây vẫn là một trong những bằng chứng hiếm hoi về sự chuyển giao kỹ thuật Tây - Đông xuyên lục địa Á - Âu vào thiên niên kỷ 1 trước Công nguyên", Wertmann nói.

Kỳ lạ chiếc tủ lạnh hoành tráng thời cổ đại
Chắc hẳn nhiều người cho rằng tủ lạnh là thành tựu khoa học của thế kỷ 20. Ít người biết rằng tủ lạnh đã có từ thời cổ đại, từ năm 400 trước Công nguyên.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.

Món đồ cổ duy nhất trên thế giới không thể làm giả hay phục chế, độ linh diệu sánh ngang "thượng thần"
'Di vật mồ côi' không thể làm giả, công nghệ hiện đại cũng khó phục chế, đến nay vẫn chưa ai có thể hiểu được bí ẩn mô hình kết cấu của nó.

Khủng long làm "chuyện ấy" như thế nào?
Loài vật này có trọng lượng lên tới hàng chục tấn, dài hàng chục mét. Với kích thước lớn như vậy, chúng sẽ làm "chuyện ấy" như thế nào?

Mộ cổ cháu gái Hoàng hậu Trung Hoa và bí ẩn 4 chữ "người mở sẽ chết" trên nắp quan tài
Tây An được xem là một trong những nơi lưu giữ cổ vật nổi tiếng của Trung Quốc qua nhiều triều đại.

Kim tự tháp Ai Cập được xây dựng như thế nào?
Người Aztec, người Maya và người Ai Cập cổ thuộc ba nền văn minh rất khác nhau nhưng lại cùng chung một biểu tượng: các kim tự tháp. Tuy nhiên, trong ba nền văn minh cổ đại này, những chuẩn mực về thiết kế kim tự tháp do người Ai Cập đặt ra được phần lớn mọi người công nhận là kiểu kim tự t
