Tìm thấy bằng chứng hồ nước thời cổ đại trên sao Hỏa
Những tảng đá trên sao Hỏa có vết gợn sóng do các đợt sóng của một hồ nước nông gây ra từ hàng tỷ năm trước, mới được xe tự hành Curiosity chụp lại.
Trong thông báo ngày 9-2, Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết xe tự hành Curiosity của họ, đang thám hiểm sao Hỏa, đã tìm thấy những tảng đá có các vết gợn sóng trên bề mặt hành tinh Đỏ - bằng chứng về một hồ nước cổ đại.
Theo đó, xe tự hành Curiosity đã truyền về các bức ảnh ấn tượng chụp các gợn sóng trên bề mặt của các tảng đá do các đợt sóng của một hồ nước nông gây ra hàng tỉ năm trước.
Những tảng đá có các vết gợn sóng trên bề mặt do xe tự hành Curiosity tìm thấy - (Ảnh: AFP/NASA)
Nhà khoa học Ashwin Vasavada thuộc dự án xe tự hành Curiosity tại Phòng thí nghiệm lực đẩy phản lực của NASA ở California cho biết: "Đây là bằng chứng rõ nhất về nước và sóng mà chúng tôi ghi nhận được trong toàn bộ sứ mệnh".
Trước đây xe tự hành Curiosity đã tìm thấy bằng chứng các hồ nước từng tồn tại ở nhiều khu vực trên sao Hỏa là muối khoáng còn lại sau khi các hồ này bị khô cạn.
Tuy nhiên các nhà khoa học của NASA bất ngờ khi tìm thấy bằng chứng rõ ràng như vậy về sự tồn tại của nước ở miệng núi lửa Gale mà xe tự hành Curiosity đang thám hiểm vì khu vực này có thể được hình thành vào thời điểm sao Hỏa đang trở nên khô cạn hơn.
Curiosity đang thám hiểm những đồi thấp dưới chân một ngọn núi cao 5km gọi là núi Sharp. NASA cho biết xe tự hành này cũng phát hiện các đống đổ nát trong một thung lũng bị bùn lở cuốn qua trên núi Sharp.
Theo ông Vasavada, bùn lở này có thể là bằng chứng mới nhất về nước được ghi nhận. Nó sẽ giúp các nhà khoa học nghiên cứu các địa tầng cao hơn không tiếp cận được trên núi Sharp.
Núi Sharp, với các địa tầng già nhất ở đáy và các địa tầng trẻ nhất ở đỉnh, cung cấp cho các nhà khoa học một "trình tự thời gian trên sao Hỏa" để nghiên cứu cách thức sao Hỏa biến đổi từ một hành tinh giống Trái đất hơn trong quá khứ cổ đại, với khí hậu ấm hơn và nhiều nước, thành một hoang mạc lạnh giá như ngày nay.
Một xe tự hành khác thám hiểm sao Hỏa là Perseverance đã đáp xuống hành tinh Đỏ vào tháng 2-2021 để tìm dấu vết của vi khuẩn trong quá khứ. Xe tự hành đa nhiệm này sẽ thu thập 30 mẫu đất và đá đem về Trái đất vào khoảng thập niên 2030 để phân tích trong phòng thí nghiệm.

Rủi ro sức khỏe của các chuyến đi tới sao Hỏa
Thách thức sức khỏe lớn nhất đối với phi hành gia là che chắn họ khỏi bức xạ vũ trụ, các hạt năng lượng cao làm hỏng tế bào và gây ung thư.

Robot NASA gửi tín hiệu lạ từ "ốc đảo sinh vật ngoài hành tinh"
Robot NASA đang làm việc trong Jezero Crater - miệng hố Sao Hỏa khổng lồ nhiều lần xuất hiện bằng chứng về một ốc đảo sự sống - tiếp tục tìm thấy kho báu.

Sự thật khó tin về mùa đông trên sao Hỏa
Sao Hỏa có thể trải qua nhiệt độ mùa đông thấp tới -123 độ C, có hai loại tuyết với bông tuyết hình vuông và có nhiều hình thù kỳ lạ trên bề mặt khi băng tan.

Phát hiện kinh ngạc về đại dương sự sống ngoài hành tinh 4,5 tỉ tuổi
Những kho báu vũ trụ mà một hành tinh khác vô tình gửi đến Trái đất đã tiết lộ về một đại dương sâu ít nhất 300m, tồn tại từ 4,5 tỉ trước và ngập tràn khối xây dựng sự sống.

NASA tìm 4 người sống thử trong môi trường như sao Hỏa, có trả lương
Sống thử như trên sao Hỏa để sau này có theo Elon Musk định cư trên ấy cũng đỡ bỡ ngỡ.

Thực hư vật thể kỳ lạ giống mớ dây chằng chịt trên sao Hỏa
Thứ kỳ lạ được tàu thám hiểm Perseverance bắt gặp trên sao Hỏa liệu có làm dấy lên giả thuyết hành tinh này từng ngập trong nước?
