Điều gì sẽ xảy ra nếu sao Hỏa và sao Mộc đổi chỗ cho nhau?

Sao Mộc là hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời khi có khối lượng gấp 2,5 lần tất cả hành tinh cộng lại. Còn Mặt trời chiếm 99,9% khối lượng của cả Hệ Mặt trời. Vì thế, nếu sao Hỏa và sao Mộc đổi chỗ cho nhau, điều này có thể phá vỡ sự cân bằng của Hệ Mặt trời và hủy diệt mọi sự sống trên Trái đất.

Sự cân bằng của toàn bộ Hệ Mặt trời là một thực tế rất mỏng manh, bởi nó liên quan trực tiếp đến lực hấp dẫn giữa các hành tinh. Hoán đổi quỹ đạo của hai trong số những hành tinh trong Hệ Mặt trời có thể sẽ phá vỡ sự cân bằng này. Nếu sao Hỏa và sao Mộc đột nhiên hoán đổi vị trí của nhau thì Trái đất sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Mặt trời và sao Mộc là hai vật thể lớn nhất trong Hệ Mặt trời của chúng ta. Lực hấp dẫn của những thực thể khổng lồ này ảnh hưởng đến chuyển động của nhau. Và chúng có tác động lớn đến chuyển động của tất cả các hành tinh, mặt trăng và tiểu hành tinh khác trong khu vực vũ trụ của chúng ta.

Ở phía bên trong của vành đai này là hành tinh thứ tư tính từ Mặt trời và cũng người hàng xóm của chúng ta, sao Hỏa. Hành tinh đỏ nằm cách Trái đất chỉ 78 triệu km. Điều đó có nghĩa là nó gần chúng ta hơn 8 lần so với sao Mộc.

Sao Mộc là hành tinh thứ 5 tính từ Mặt trời, nằm cách chúng ta khoảng 778 triệu km. Và chính lực hấp dẫn khủng khiếp của hành tinh khí khổng lồ này là nguyên nhân tạo ra vành đai tiểu hành tinh ngăn cách các khu vực bên trong và bên ngoài của Hệ Mặt trời. Vậy nếu hai hành tinh này đột nhiên hoán đổi quỹ đạo thì hàng triệu vật thể đá trong vành đai tiểu hành tinh sẽ bay thẳng về phía chúng ta?


Sao Hỏa sẽ chịu lực hút mạnh hơn ở mặt đối diện với sao Mộc

Hãy bắt đầu bằng cách xem sao Hỏa sẽ hoạt động như thế nào trong việc chuyển đổi quỹ đạo này. Bây giờ nó sẽ bị kẹt giữa các hành tinh khí khổng lồ, sao Mộc và Sao Thổ. Điều này sẽ đặt hành tinh đỏ vào tình thế không thoải mái khi có hai hành tinh lớn nhất trong Hệ Mặt trời ở hai bên của nó. Và sự không thoải mái ở đây thực chất chính là việc nó sẽ phải chịu những tác động mạnh mẽ đến từ lực hấp dẫn của hai hành tinh khí khổng lồ.

Nhưng lực kéo giữa hai hành tinh này lại không đồng đều. Và sao Hỏa sẽ chịu số phận tương tự như Io- một trong những mặt trăng của sao Mộc. Giống như Io, sao Hỏa sẽ chịu lực hút mạnh hơn ở mặt đối diện với sao Mộc, điều này sẽ khiến cho sao Hỏa đồng thời bị kéo dài ra và nén lại, theo đó, nó sẽ bắt đầu nóng lên từ bên trong.

Đó là lý do vì sao Io lại có nhiều vụ phun trào và núi lửa đang hoạt động hơn bất kỳ nơi nào khác trong Hệ Mặt trời. Và nếu sao Hỏa hoán đổi vị trí với sao Mộc thì lực hấp dẫn lúc này có thể đủ mạnh để kích hoạt lại một vài ngọn núi lửa cổ xưa trên hành tinh đỏ - bạn có thể nhìn thấy dung nham phun trào từ Olympus Mons, ngọn núi lửa lớn nhất trong Hệ Mặt trời.


Lực hấp dẫn của sao Mộc sẽ tác động lên Trái đất sẽ mạnh hơn hiện tại khoảng 64 lần so với sao Hỏa.

Quay trở lại phía chúng ta trong vành đai tiểu hành tinh, mọi thứ sẽ trở nên thú vị ở đây trên Trái đất. Thay đổi lớn đầu tiên mà bạn nhận thấy là bầu trời đêm có một chút khác biệt. Sao Mộc ban đầu xuất hiện như một ngôi sao sáng ở xa thì nay sẽ trở nên lớn hơn Mặt trăng khoảng 20%. Nếu nhìn lên bầu trời vào một đêm đẹp trời, bạn có thể thấy các dải và đốm đầy màu sắc của nó.

Tuy nhiên đó chỉ là vẻ ngoài, khi sao Hỏa và sao Mộc hoán đổi quỹ đạo cho nhau, lực hấp dẫn của sao Mộc sẽ tác động lên Trái đất sẽ mạnh hơn hiện tại khoảng 64 lần. Trên thực tế, sao Mộc đã tác động đến chúng ta từ xa. Cứ sau 405.000 năm, sức hút của nó, cùng với sao Kim sẽ gây ra những đợt hạn hán và mưa lớn trên hành tinh của chúng ta.

Với khoảng cách gần như thế này, hiệu ứng nói trên chắc chắn sẽ cực đoan hơn. Bị mắc kẹt giữa Mặt trời và sao Mộc, hành tinh của chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề thảm khốc với sự phình ra của thủy triều. Vì vậy, những gì bạn từng biết là một ngôi nhà đáng yêu, có thể ở được sẽ chuyển thành địa ngục núi lửa.

Với việc sao Mộc bất ngờ ở phía đối diện của vành đai tiểu hành tinh, tất cả hàng triệu tảng đá đó sẽ bị kéo theo những hướng mới về phía nó. Và điều đó sẽ khiến nhiều vụ va chạm thiên thể với Trái đất hơn.


Hành tinh của chúng ta sẽ gặp phải những vấn đề thảm khốc với sự phình ra của thủy triều.

Các vật thể trong vành đai tiểu hành tinh có kích thước rất khác nhau. Về khối lượng lớn, có hành tinh lùn Ceres. Nó có kích thước khoảng 25% so với Mặt Trăng của chúng ta. Trong số các tiểu hành tinh, Vesta có đường kính 530 km. Và nếu những thiên thể này va vào Trái đất, nó sẽ gây ra thảm họa tuyệt chủng hàng loạt đối với toàn bộ hành tinh.

Một vụ va chạm với những thiên thể có kích thước khoảng 1 km đã có sức hủy diệt đủ để đặt dấu chấm hết cho chúng ta. Nếu một tiểu hành tinh có đường kính khoảng 10 km đâm vào hành tinh của chúng ta, thì Mặt trời sẽ bị khói bụi che khuất trong một năm hoặc hơn.

Nếu không có ánh sáng Mặt trời, chúng ta sẽ trải qua cái gọi là mùa đông tác động. Nhiệt độ sẽ giảm xuống và quá trình quang hợp sẽ dừng lại. Tất cả điều này sẽ dẫn đến sự tuyệt chủng hàng loạt của thực vật, động vật và cuộc sống của con người.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại khoáng chất dồi dào trên Mặt trăng này có thể cung cấp năng lượng cho nhân loại trong hàng nghìn năm

Loại khoáng chất dồi dào trên Mặt trăng này có thể cung cấp năng lượng cho nhân loại trong hàng nghìn năm

Đây cũng là một trong các động lực thúc giục các quốc gia tìm cách chinh phục trở lại Mặt trăng.

Đăng ngày: 27/03/2025
Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Khám phá vũ trụ qua bản đồ thực tế ảo 3D chi tiết nhất

Các nhà khoa học Thụy Sĩ sử dụng công nghệ VR và kho dữ liệu thiên văn khổng lồ để mô phỏng vũ trụ 360 độ trong thời gian thực.

Đăng ngày: 25/03/2025
10 câu đố vui về vũ trụ

10 câu đố vui về vũ trụ

Khoa học ngày nay tiến nhanh đến mức đôi khi bạn khó lòng nhận ra đâu là sự thực, đâu là giả tưởng. 10 tuyên bố sau đây bấp bênh giữa hai trạng thái này. Với mỗi câu, bạn hãy phân biệt thực tế - viễn tưởng, và tì

Đăng ngày: 25/03/2025
Hành tinh này đã tồn tại trong Hệ Mặt trời hàng tỷ năm và liệu có sự sống ở nơi đây?

Hành tinh này đã tồn tại trong Hệ Mặt trời hàng tỷ năm và liệu có sự sống ở nơi đây?

Trên thực tế, sao Diêm Vương có rất nhiều cấu trúc bề mặt khổng lồ. Nhờ những cấu trúc địa chất kỳ lạ này, các nhà khoa học đã nhận ra rằng sao Diêm Vương có khả năng có một đại dương dưới bề mặt.

Đăng ngày: 25/03/2025
Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực

Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Đăng ngày: 22/03/2025
Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?

Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Đăng ngày: 22/03/2025
Thí nghiệm gây sốc: Ngủ đông để du hành đến hành tinh khác?

Thí nghiệm gây sốc: Ngủ đông để du hành đến hành tinh khác?

Các nhà khoa học đã tìm ra một công tắc não bộ mang triển vọng giúp các nhà du hành vũ trụ tương lai có thể vượt qua ranh giới của Hệ Mặt trời, đi khai phá các ngoại hành tinh giống Trái đất.

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News