Tìm thấy bông hoa còn nguyên vẹn trong hổ phách 99 triệu năm
Các nhà cổ sinh vật học phát hiện hai bông hoa hóa thạch cực hiếm bên trong hổ phách kỷ Phấn trắng được tìm thấy dưới dấu chân khủng long.
Khám phá tại Myanmar có thể làm sáng tỏ cách các loài thực vật có hoa tiến hóa, một phần quan trọng trong lịch sử sự sống nhưng đến nay vẫn còn là một bí ẩn lớn, các tác giả của nghiên cứu nhấn mạnh trong bài đăng trên tạp chí Nature Plants hôm 31/1.
Hoa cổ đại không được mô tả rõ ràng trong hồ sơ hóa thạch. Chúng nở ra và biến đổi thành quả, nên có rất ít mẫu vật được lưu giữ cho tới ngày nay.
"Lá thường cứng hơn và có số lượng lớn hơn hoa, do đó chúng có khả năng bảo quản cao hơn. Một chiếc lá bị loại bỏ 'nguyên trạng' khi hết thời gian sử dụng, trong khi hoa biến đổi thành quả, thứ cuối cùng bị tiêu thụ hoặc phân rã như một phần của quá trình phát tán hạt giống", tác giả chính của nghiên cứu Robert Spicer, Giáo sư danh dự tại Trường Khoa học Môi trường, Trái Đất và Sinh thái thuộc Đại học Open của Anh, giải thích.
Hổ phách kỷ Phấn trắng lưu giữ hóa thạch hoa của loài Eophylica pricatellata. Ảnh: Shuo Wang
Hai bông hoa nguyên vẹn trong hổ phách ở Myanmar thuộc về hai loài thực vật chưa từng được biết tới sống trong kỷ Phấn trắng cách đây 99 triệu năm. Chúng được đặt tên là Eophylica pricatellata và Phylica piloburmensis, trong đó loài thứ hai cùng chi với hoa Phylica pubescens có nguồn gốc ở Nam Phi hiện nay.
"Những mẫu vật tiền sử này gần như giống hệt họ hàng hiện đại của chúng. Thực sự không có khác biệt quá lớn", Spicer nói thêm.
Chi Phylica hiện có khoảng 150 loài còn tồn tại, hầu hết phân bố tại những vùng khô hạn "dễ cháy" ở Nam Phi. Nhóm nghiên cứu cho rằng các vụ cháy phải là sự kiện thường xuyên trong một thời gian dài để quá trình tiến hóa định hình những bông hoa thành hình dạng có thể chống chọi với lửa và tạo ra những hạt giống có thể tìm đường vào bề mặt đất bị đốt cháy. Trong trường hợp của Phylica, hoa của chúng được bảo vệ bởi những chiếc lá mọc thành cụm ở ngọn cành.
Loài Phylica pubescens ở Nam Phi, cùng chi với Phylica piloburmensis. (Ảnh: Juergen/Christine)
Sự tiến hóa và lan rộng của thực vật có hoa được cho là đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành phần lớn sự sống như chúng ta biết ngày nay. Nó mang lại sự đa dạng cho côn trùng, động vật lưỡng cư, động vật có vú và chim.
"Thực vật có hoa sinh sản nhanh hơn các nhóm thực vật khác nhờ cơ chế nhân giống phức tạp. Hoa thường liên kết chặt chẽ với các loài thụ phấn. Điều này thúc đẩy hệ số phát triển lẫn nhau của nhiều dòng thực vật và động vật, giúp định hình hệ sinh thái", Spicer nhấn mạnh.

Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)
Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới p

Bằng chứng cho thấy con người tiến hóa từ cá
Mới đây, các nhà cổ sinh vật học đã tìm ra mối liên hệ giữa vây cá và tay người, góp phần khẳng định nguồn gốc tiến hóa từ cá của chúng ta.

Tìm thấy giống loài "chưa từng được biết đến" trong lăng mộ bà nội Tần Thủy Hoàng
Khi khai quật hầm mộ của bà nội Tần Thủy Hoàng, các nhà khảo cổ không thể ngờ được rằng mình lại tìm ra một giống loài mới cho ngành sinh vật học thế giới.

Hé lộ gương mặt thật của Chúa Jesus
Bằng công nghệ hiện đại, các khoa học gia đã tạo nên một phiên bản "hợp lý" hơn về gương mặt của Chúa Jesus.

Con người bắt đầu mặc “quần áo” từ bao giờ?
Theo các nhà khảo cổ học, họ tìm ra bằng chứng thời điểm sớm nhất tổ tiên loài người không “cởi truồng” là ở những khu vực khảo cổ như Gran Dolina thuộc dãy núi Atapuerca ở Tây Ban Nha, liên quan tới loài người Homo antecessor có niên đại khoảng 780.000 năm về trước.

Đây là những cây mà NASA khuyên bạn nên trồng trong nhà
Bạn mới mua nhà nhưng không biết phải trang trí như thế nào? Hãy nghĩ ngay tới việc trồng cây cảnh, vừa "mát mắt" như các cụ nhà ta vẫn khen, lại vừa giúp phủ xanh Trái Đất này, dù chỉ là một phần bé nhỏ.
