Tim thấy hóa thạch quái vật mình rắn mặt cá sấu cổ đại
Hàng chục triệu năm, loài bò sát biển khổng lồ bơi qua vùng biển nay là Wyoming, lắc lư cổ rắn và dùng bộ hàm giống cá sấu để ngoạm cá và sinh vật biển nhỏ.
Các nhà cổ sinh vật học phát hiện hóa thạch của loài quái vật biển này vào năm 1995 trong một đợt khai quật ở phần trên cùng của Pierre Shale, thành hệ địa chất có niên đại từ đầu kỷ Phấn Trắng (cách đây 101 - 66 triệu năm). Không giống những loài thằn lằn đầu rắn khác, con vật có nhiều đặc điểm hình dáng riêng biệt so với thành viên cùng bộ. Nhóm nghiên cứu công bố phát hiện về loài mới hôm 26/9 trên tạp chí iScience.
Hình ảnh phục dựng của Serpentisuchops pfisterae. (Ảnh: Nathan Rogers)
Theo Walter Scott Persons IV, nhà cổ sinh vật học ở Đại học Charleston, Nam Carolina, trưởng nhóm nghiên cứu, thằn lằn đầu rắn thường có chiếc cổ dài với phần đầu nhỏ hoặc cổ ngắn và bộ hàm dài giống cá sấu. Nhưng trong trường hợp này, con vật giống như loài lai giữa hai kiểu.
Các nhà cổ sinh vật học đặt tên cho loài mới là Serpentisuchops pfisterae, có nghĩa "mặt cá sấu mình rắn". Hóa thạch dài 7m của S. pfisterae được trưng bày ở Bảo tàng cổ sinh vật học Glenrock gần Casper, Wyoming, từ khi khai quật cách đây 25 năm. Trong nhiều thập kỷ sau đó, những chuyên gia tiến hành nghiên cứu chi tiết bộ xương của con vật, bao gồm hàm dưới nguyên vẹn, hộp sọ cỡ lớn, phần cổ hoàn chỉnh, xương sống, phần lớn đuôi và một số xương sườn. Thứ duy nhất nhóm nghiên cứu còn thiếu là các chi và chân chèo dùng để bơi của S. pfisterae.
Tại khu vực khai quật, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy 19 chiếc răng, chỉ có một chiếc nằm trong hàm của mẫu vật, còn những chiếc khác rải rác quanh bộ xương. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu, sự tồn tại của chân răng ở hàm có nghĩa số răng trên đến từ mẫu vật thay vì một con thằn lằn cổ rắn khác.
Bộ răng hình nón và cao rất trơn nhẵn và không có răng cưa chứng tỏ con vật không thể cắn qua xương dày. Những chiếc răng chỉ có một chức năng duy nhất là ngoạm và giữ mồi. Nhiều khả năng S. pfisterae bơi theo con mồi trơn trượt không có khả năng đánh trả nhiều như cá nhỏ hoặc động vật chân đầu.

Thủy quái Leviathan không còn là huyền thoại
Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện những dấu tích hóa thạch của một con cá voi cổ đại với bộ răng to lớn đáng sợ.

Trung Quốc tìm thấy phôi khủng long mỏ vịt được bảo quản nguyên vẹn trong quả trứng
Hai mảnh phôi khủng long từ kỷ Phấn trắng đã được tìm thấy ở tỉnh Giang Tây, miền Đông Trung Quốc.

Chuyện li kỳ về 10 bảo vật vô giá của Trung Quốc
Rác trong mắt bạn lại là một kho báu quý giá trong mắt người khác.Tại Trung Quốc, đã từng có vô số cổ vật, thậm chí là bảo vật Quốc gia lưu lạc trong dân gian, bị coi là rác, là phế vật.

Nguồn gốc thực sự của Bức tường thành Jerusalem
Lịch sử của một trong những địa điểm linh thiêng nhất thế giới đối với cả người Do Thái và người Hồi Giáo có lẽ sẽ phải được viết lại sau một khám phá bất ngờ của các nhà khảo cổ Israel.

Kỹ thuật mới giúp giải phóng "hoàng tử băng" 1.300 năm tuổi
Các chuyên gia sử dụng một kỹ thuật mới để rã đông hài cốt 1.300 năm của đứa trẻ được mệnh danh là "hoàng tử băng" sau khi đông lạnh bộ xương bằng nitơ để bảo tồn.

Bí ẩn về những năm cuối cùng của voi ma mút
Một nhà nghiên cứu người Hà Lan đã xem xét hàm của voi răng mấu thời tiền sử. Hóa thạch 2,5 triệu tuổi này có thể cung cấp hiểu biết về nguyên nhân tuyệt chủng của voi nguyên thủy.
