Tìm thấy "Kẻ bảo hộ" sự sống Trái đất xuất hiện ở một hành tinh khác

Lần đầu tiên các nhà khoa học đã phát hiện dấu hiệu hóa học của gốc hydroxyl trong bầu khí quyển một hành tinh ngoài Hệ Mặt trời.

Theo Sci-tech Daily, gốc hydroxyl (OH) chính là một "chất tẩy rửa khí quyển hữu hiệu". Nó là thứ vô cùng quan trọng đối với sự sống Trái đất vì giúp loại bỏ các khí ô nhiễm, gây hại cho sinh vật như mêtan, carbon monoxide… Gốc OH còn là một tín hiệu cho thấy hành tinh đó có nước và oxy, bởi nó được tạo thành do phản ứng của hơi nước với oxy nguyên tử.

Nghiên cứu dẫn đầu bởi tiến sĩ Stevanus Nugroho từ Trung tâm Sinh học thiên văn thuộc Đại học Queen’s Belfast (Anh) cho biết hành tinh sở hữu gốc OH giống Trái đất mang tên WASP-33b hay còn được gọi là HD15082, một "sao Mộc cực nóng" với nhiệt độ bề mặt lên tới 2.500 độ C, nhiệt độ đủ để hầu hết các kim loại phải chảy lỏng.

Đối với một hành tinh cực lớn và cực nóng như WASP-33b, gốc OH giúp các nhà khoa học xác định tính chất hóa học của bầu khí quyển thông qua tương tác với hơi nước và carbon monoxide. Cách OH được tạo ra ở đây có phần khác biệt: là hơi nước bị phá hủy bởi nhiệt độ cực cao.

Nguồn gốc nhiệt độ cao kỷ lục của bề mặt hành tinh này được các nhà khoa học giải thích là do nó quay quanh gần quỹ đạo của chính nó, một ngôi sao nóng bỏng nhất được biết tới từ trước tới nay là 7.160 độ C.

Nó nằm cách Trái đất 380 năm ánh sáng và thuộc chòm sao Andromeda.


WASP-33B hay còn được gọi là HD15082, có nhiệt độ kỷ lục là 2.500 độ C.

Các nhà khoa học đã từng đề cập tới sự tồn tại của hành tinh WASP-33B lần đầu tiên vào năm 2006 sau khi quan sát ngôi sao mẹ của nó.

WASP-33B lớn gấp 4,5 lần sao Mộc. WASP-33B quay quanh một ngôi sao của nó với quỹ đạo là 29,5 giờ.

Việc phát hiện ra nhiệt độ của hành tinh WASP-33B là nhờ nhóm nghiên cứu, đứng đầu là Alexis Smith của đại học Keele ở Staffordshire, sử dụng một camera hồng ngoại trên kính viễn vọng William Herschel tại quần đảo Canary.

Hành tinh nóng nhất trong dải Ngân hà được biết đến trước đó là hành tinh có nhiệt độ 900 độ C. Nó có tên là WASP-12b, nằm cách Trái đất 600 năm ánh sáng. WASP-12 là một ngôi sao lùn màu vàng nằm trong chòm sao Auriga mùa đông. Nó được phát hiện bởi các nhà khoa học Anh trong năm 2008.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Các quốc gia ăn gì vào dịp Lễ Phục sinh?

Lễ Phục Sinh được xem là một trong những ngày lễ quan trọng nhất trong năm của người theo Kitô giáo để tưởng niệm sự kiện phục sinh của Chúa Giêsu từ cõi chết.

Đăng ngày: 01/04/2025
Tuyệt chiêu

Tuyệt chiêu "thôi miên tâm lý" giúp bạn nhận nhiều tiền lì xì

Dưới đây xin được giới thiệu tới các bạn cách một vài bí kíp để săn được nhiều tiền lì xì trong dịp tết này.

Đăng ngày: 01/04/2025
Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Cách xác định hướng đơn giản bằng mặt trời và kinh nghiệm

Có nhiều cách để xác định phương hướng nhưng xác định hướng bằng mặt trời là phương pháp đơn giản nhất.

Đăng ngày: 01/04/2025
Bí kíp

Bí kíp "thao túng tâm lý" giúp bạn thuyết phục được người khác

Cùng điểm lại một vài tuyệt chiêu giúp bạn thôi miên những người xung quanh giúp ta "bảo gì nghe nấy".

Đăng ngày: 01/04/2025
Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?

Tại sao có người nhớ rõ đã mơ gì, có người lại không?

Một số người thường nhớ rõ về những gì diễn ra trong giấc mơ, trong khi những người khác lại không nhớ gì.

Đăng ngày: 01/04/2025
Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Những bí mật thú vị về cây thông Noel

Khi nhiệt độ xuống thấp, các mô cây đông cứng, trong suốt như thủy tinh, rừng cây là nhà của loài nhện tarantula, cây cao nhất có thể lên đến 130m, có thể tạo ra hệ sinh thái riêng biệt

Đăng ngày: 31/03/2025
14 sự thật ít biết về múi giờ

14 sự thật ít biết về múi giờ

Bạn thắc mắc về thời gian? Tại sao trên thế giới lại có quá nhiều múi giờ khác nhau như vậy? Chúng mình cùng tìm hiểu nhé!

Đăng ngày: 31/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News