Tại sao người nông dân chôn quần lót dưới đất ruộng?

Hàng nghìn chiếc quần lót đang được chôn xuống đất theo một phương pháp được gọi là "Proof by underpants".

Ở Thụy Sỹ, các nhà khoa học, nông dân và những người làm vườn đang cùng nhau lên kế hoạch chôn khoảng 2.000 chiếc quần lót trên đất ruộng.


Chôn quần lót dưới đất ruộng.

Hành động này tưởng như trò đùa, nhưng mục đích phía sau lại vô cùng nghiêm túc.

Theo đó, dự án có tên "Proof by underpants" đánh dấu sự hợp tác giữa Đại học Zurich và Agroscope - Trung tâm Nghiên cứu Nông nghiệp Thụy Sỹ nhằm đo lường sức khỏe của đất, cũng như các vi sinh vật chứa trong lòng đất.

Cách thức được nhóm nghiên cứu thực hiện là chôn quần lót làm bằng vải cotton trong đất. Sau đó khoảng 2 tháng, họ đào lên, chụp ảnh và đối chiếu sự khác biệt của chiếc quần này.


Nhóm nghiên cứu chôn quần lót làm bằng vải cotton trong đất.

Để đưa ra được nhận định chính xác, các nhà nghiên cứu dựa trên tỷ lệ quần bị phân hủy khi vùi trong đất. Nếu quần càng bị phân hủy nhanh, thì chất lượng đất càng cao.

"Cotton 100% hữu cơ có thể phân hủy sinh học bởi các vi sinh vật có trong đất. Các sinh vật này càng hoạt động nhiều và mạnh mẽ thì quần sẽ càng bị hỏng nhanh", đại diện nhóm nghiên cứu cho biết.

Bên cạnh đánh giá chất lượng đất, phương pháp "Proof by underpants" còn nhằm mục đích nâng cao nhận thức về tình trạng xói mòn đất đang diễn ra trên quy mô toàn cầu.

Các tài liệu chỉ ra rằng xói mòn đất không chỉ ảnh hưởng đến mùa màng mà còn làm giảm chức năng phòng thủ chống lại thiên tai và làm tăng mức độ các chất hóa học thấm vào các con sông.

Tác nhân chính gây ảnh hưởng tới đất không ai khác chính là con người, thông qua hoạt động sử dụng phân bón để trồng trọt. Bên cạnh đó, sự gia tăng của các tòa nhà được cũng được cho là nguyên nhân khiến đất màu mỡ ngày càng khan hiếm.


Những chiếc quần lót được chôn trong khoảng 3 tháng, sau đó được đào lên để kiểm tra.

Không chỉ ở Thụy Sỹ, nông dân tại Pháp cũng đã chôn quần lót xuống khu vực đất nông nghiệp ở vùng đông bắc của Marne theo một chỉ thị của Phòng Nông nghiệp Quốc gia, cơ quan đóng vai trò hướng dẫn nông nghiệp ở Pháp.

Tại đây, những chiếc quần lót được chôn trong khoảng 3 tháng, sau đó được đào lên và kiểm tra tỷ lệ phân hủy.

Một số tài liệu lại chỉ ra rằng phương pháp "chôn quần để kiểm tra sức khỏe của đất" đã được nghĩ ra vào năm 2017, bởi một hội đồng bảo tồn đất tại Canada.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?

Vì sao gà tây là món truyền thống của lễ Tạ Ơn?

Hình ảnh một con gà tây quay vàng ruộm trên bàn ăn đã trở thành biểu tượng của lễ Tạ Ơn. Đằng sau món ăn này là những câu chuyện thú vị.

Đăng ngày: 16/02/2025
Tại sao chim có thể làm rơi máy bay

Tại sao chim có thể làm rơi máy bay

Là những cỗ máy nặng hàng chục tấn và làm từ những vật liệu siêu bền, nhưng máy bay lại có thể gặp vấn đề khi đối diện với những chú chim nhỏ bé.

Đăng ngày: 13/02/2025
Vì sao con thiêu thân thích

Vì sao con thiêu thân thích "đâm đầu" vào ánh sáng?

Dù là ánh sáng của lửa, của bóng đèn hay từ ti vi, điện thoại, những con thiêu thân cũng không ngần ngại mà lao thẳng vào.

Đăng ngày: 05/02/2025
Vì sao trên ban thờ ngày Tết bắt buộc phải có mâm ngũ quả?

Vì sao trên ban thờ ngày Tết bắt buộc phải có mâm ngũ quả?

Mâm ngũ quả trên ban thờ ngày Tết không chỉ có tác dụng trang trí mà còn ẩn chứa rất nhiều ý nghĩa tâm linh quan trọng trong truyền thống dân tộc ta.

Đăng ngày: 03/02/2025
Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Vì sao khi ngủ chúng ta lại không nghe được?

Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta tự bảo mình không quan tâm đến các tiếng động, chuyển động và mùi ở xung quanh để khỏi bị thức giấc. Quyết định này do não điều khiển.

Đăng ngày: 29/01/2025
Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Vì sao đàn ông lại đeo cà vạt với áo sơ mi?

Không phải ngẫu nhiên mà sơ mi lại được đi cùng với cà vạt để tạo ra vẻ ngoài chỉn chu sáng ngời cho các quý ông.

Đăng ngày: 19/01/2025
Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Tại sao ngỗng có thể canh nhà thay chó?

Ở châu Âu, châu Phi và Tây Á thì ngỗng nhà được thuần hóa từ ngỗng xám còn ở Đông Á là giống ngỗng thiên nga.

Đăng ngày: 30/12/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News