Tìm thấy khoáng chất hiếm trong răng loài vật nhai đá

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Tây Bắc, Mỹ, lần đầu tiên phát hiện loài động vật thân mềm có biệt danh "khối thịt lang thang" mang khoáng chất sắt hiếm gặp.

Tìm thấy khoáng chất hiếm trong răng loài vật nhai đá
Chiton có hình dáng giống miếng thịt. (Ảnh: Đại học Tây Bắc).

Chiton là động vật thân mềm lớn có tên khoa học Cryptochiton stelleri. Biệt danh của chúng xuất phát từ cơ thể màu nâu đỏ trông giống miếng thịt rơi ra từ chảo. Chúng sống dọc vùng ven biển nhiều đá gồ ghề. Mẫu vật chiton lớn nhất thế giới có thể đạt chiều dài 33 cm. Các nhà nghiên cứu rất bất ngờ khi tìm thấy santabarbaraite trong răng chiton bởi trước đây khoáng chất này chỉ tồn tại ở đá.

"Khoáng chất santabarbaraite mới chỉ được quan sát ở mẫu vật địa chất với lượng cực nhỏ và chưa bao giờ thấy ở tổ chức sinh vật", Derk Joester, phó giáo sư khoa học vật liệu và kỹ thuật ở Đại học Tây Bắc, cho biết. "Chúng tôi nghĩ nó có thể làm răng cứng chắc hơn là tăng thêm cân nặng".

Chiton cần hàm răng cứng bởi chúng nhai đá nhằm loại bỏ tảo và các thức ăn khác. Răng của chúng là một trong những vật liệu cứng nhất trong tự nhiên và gắn liền với cấu trúc linh hoạt giống lưỡi gọi là radula. Sử dụng nhiều phương pháp phân tích tại Phòng thí nghiệm quốc gia Argonne và Trung tâm nguyên tử, nano và thí nghiệm của Đại học Tây Bắc, nhóm nghiên cứu tìm thấy khoáng chất ở bộ phận nối liền răng với cấu trúc radula của chiton.

Nghiên cứu mới giúp các nhà khoa học hiểu rõ răng chiton chịu mài mòn như thế nào, đồng thời phát triển mực in 3D có thể tạo ra vật liệu siêu cứng với độ bền cao. Kết quả nghiên cứu được công bố hôm 31/5 trên tạp chí PNAS. Lấy cảm hứng từ phát hiện, Derk và cộng sự muốn sản xuất loại mực chứa sắt và phosphate trộn lẫn với hợp chất tự nhiên do chiton sản sinh. Khi mực khô, nó sẽ tạo ra vật liệu cứng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ khiến các vật thể không có bóng

Hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ khiến các vật thể không có bóng

Hiện tượng này xảy ra khi mặt trời ở góc 90 độ, ngay trên đầu người quan sát, gọi là thiên đỉnh lúc buổi trưa hay còn được gọi là Lahaina Noon.

Đăng ngày: 02/06/2021
Khoa học giải thích tại sao bạn lại nhìn thấy... ma!

Khoa học giải thích tại sao bạn lại nhìn thấy... ma!

Theo Sciencing, cả ma, yêu tinh và ma cà rồng đều không thực sự tồn tại. Vì vậy, việc bạn nhìn thấy ma có thể chỉ là do quá sợ hãi.

Đăng ngày: 01/06/2021
Có thể biến chì thành vàng được không?

Có thể biến chì thành vàng được không?

Về lý thuyết, chúng ta thực sự có thể biến các kim loại cơ bản như chì thành vàng, tuy nhiên hiệu quả của việc này là không cao.

Đăng ngày: 01/06/2021
NASA cảnh báo thị trấn ở Mỹ đang lún bất thường

NASA cảnh báo thị trấn ở Mỹ đang lún bất thường

Dữ liệu vệ tinh từ NASA cho thấy một thị trấn tại trung tâm bang California (Mỹ), nằm giữa Los Angeles và San Francisco đang lún xuống với tốc độ đáng báo động.

Đăng ngày: 01/06/2021
Công bố ảnh chụp nguyên tử có độ giải cao nhất

Công bố ảnh chụp nguyên tử có độ giải cao nhất

Đại học Cornell của Mỹ công bố ảnh chụp được phóng to gấp 100 triệu lần cho thấy sự dao động của các nguyên tử trong một tinh thể PrScO3.

Đăng ngày: 01/06/2021
Phát hiện vai trò mới đặc biệt quan trọng, đảo lộn mọi hiểu biết hiện tại về tinh trùng

Phát hiện vai trò mới đặc biệt quan trọng, đảo lộn mọi hiểu biết hiện tại về tinh trùng

Trong khi con đực phải làm mọi cách để có được sự chấp nhận của con cái, tinh trùng cũng có trách nhiệm truyền tín hiệu để " thuyết phục" cơ thể phụ nữ sinh con.

Đăng ngày: 31/05/2021
Phát hiện thuật ghi nhớ cổ xưa ưu việt hơn cả cách của Sherlock Holmes

Phát hiện thuật ghi nhớ cổ xưa ưu việt hơn cả cách của Sherlock Holmes

Các nhà nghiên cứu vừa phát hiện ra một phương pháp ghi nhớ cổ xưa của thổ dân Australia, được cho là còn tốt hơn phương pháp " cung điện ký ức".

Đăng ngày: 31/05/2021
Tiêu điểm
Khoa Học News